12 lời khuyên hữu ích để tránh biến chứng nguy hiểm bệnh tiểu đường

Chọn một trong những môn mà bạn thích - đi bộ, khiêu vũ, đi xe đạp hoặc đơn giản là tập tại chỗ khi bạn đang nghe điện thoại.

Cẩn thận khi lựa chọn carbonhydrate

Bệnh tiểu đường không có nghĩa là bạn phải cắt giảm hoàn toàn carbonhydrate. Chọn loại carbonhydrate phân hủy chậm trong cơ thể sẽ cung cấp năng lượng ổn định. Có thể sử dụng ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, hạt rau tươi và trái cây. Quan trọng là hàm lượng carbonkydrate bạn ăn trong mỗi bữa. Hãy tham khảo chuyên gia dinh dưỡng để biết hàm lượng bao nhiêu là phù hợp với bạn.

Nếu cần, hãy giảm cân

Giảm cân ít một. Nếu bạn đang thừa cân giảm một vài cân có thể cải thiện nhu cầu sử dụng insulin của cơ thể. Điều này giúp giảm lượng đường trong máu, cải thiện huyết ápmỡ máu Bạn cũng sẽ có nhiều năng lượng hơn. Bạn đã sẵn sàng? Mục đích là để đốt cháy nhiều calo hơn những gì bạn ăn vào. Để bắt đầu, hãy thử cắt giảm chất béo và calo từ chế độ ăn uống của bạn, chẳng hạn như không ăn khoai tây chiên.

Ngủ đủ giấc

Ngủ quá nhiều hoặc quá ít có thể làm tăng cảm giác ngon miệng và thèm ăn đối với các thực phẩm chứa nhiều carbonhydrate. Điều đó có thể dẫn đến tăng cân tăng nguy cơ bị các biến chứng như bệnh tim Vì vậy, ngủ đủ 7-8 giờ mỗi đêm. Nếu bạn bị chứng ngưng thở khi ngủ, việc điều trị có thể cải thiện giấc ngủ và làm giảm lượng đường máu của bạn.

Chủ động tập thể dục

Chọn một trong những môn mà bạn thích - đi bộ, khiêu vũ, đi xe đạp hoặc đơn giản là tập tại chỗ khi bạn đang nghe điện thoại tập luyện 30 phút mỗi ngày, tăng lên nếu cần tập thể dục có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch cholesterolhuyết áp giúp giảm cân Đồng thời tập luyện cũng giúp giảm căng thẳng và có thể làm giảm nhu cầu sử dụng thuốc điều trị tiểu đường

Kiểm tra máu hàng ngày

Bạn biết rằng cần phải kiểm tra máu. Và thực sự là việc kiểm tra lượng đường trong máu có thể giúp bạn tránh các biến chứng của bệnh tiểu đường như đau dây thần kinh hoặc giữ cho tình trạng bệnh không nặng thêm. Việc kiểm tra cũng giúp bạn đánh giá xem các loại thực phẩm và hoạt động hàng ngày ảnh hưởng như nào và phác đồ điều trị có hiệu quả hay không.

Kiểm soát căng thẳng

Khi bạn bị tiểu đường căng thẳng có thể gây tăng lượng đường máu. Hãy loại bỏ tất cả những gì khiến bạn căng thẳng về thể chất và tinh thần Tìm hiểu các cách có thể giúp bạn đối phó với căng thẳng như tập thở yoga thiền Việc sử dụng thuốc có thể có hiệu quả nếu bạn bị tiểu đường týp 2.

Nói không với muối

Giảm lượng muối trong chế độ ăn uống của bạn. Như vậy có thể giúp hạ huyết ápbảo vệ thận Tránh các loại thực phẩm ăn sẵn và sử dụng nguyên liệu tươi sống khi có thể. Nêm các loại thảo dược và gia vị thay vì muối khi nấu ăn. Nói chung, người bị tiểu đường nên giảm xuống dưới 2.300 mg muối mỗi ngày, tuy nhiên bác sĩ có thể khuyên bạn dùng lượng thấp hơn.

Nguy cơ tim mạch và bệnh tiểu đường

Bệnh tim có thể là một biến chứng nghiêm trọng của bệnh tiểu đường Theo dõi nguy cơ của bạn bằng cách kiểm tra Nồng độ A1C. Đây là cách kiểm soát đường huyết trung bình của bạn trong 2-3 tháng qua. Bạn có thể kiểm tra 2 hoặc nhiều lần trong năm. Hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn về việc thiết lập mục tiêu:

Huyết áp: mục tiêu dưới 140/80 mmHg

Cholesterol: mục tiêu LDL ≤100 mg/dl; HDL >40 mg/dl ở nam và >50 mg/dl ở nữ; và triglycerid

Điều trị các vết va đập và bầm tím

Tiểu đường làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và chậm lành vết thương, vì vậy nhanh chóng điều trị các vết cắt và thậm chí là vết xước. Làm sạch vết thương đúng cách, bôi kháng sinh và sử dụng băng vô trùng. Đi khám bác sĩ nếu tình trạng không tốt lên sau vài ngày. Kiểm tra bàn chân hàng ngày xem có mụn nước vết cắt, loét, đỏ hoặc sưng hay không. Làm ẩm da để ngăn các vết nứt.

Cai thuốc lá

Những người bị tiểu đườnghút thuốc sẽ làm tăng gấp 2 lần nguy cơ tử vong sớm hơn những người khác. Bỏ thuốc mang lại lợi ích cho tim và phổi của bạn, đồng thời làm giảm huyết áp và nguy cơ đột quỵ nhồi máu cơ tim tổn thương thần kinh và bệnh thận Hãy hỏi bác sĩ để được hướng dẫn cách bỏ thuốc lá

Lựa chọn các thực phẩm tốt cho sức khỏe

Không có chế độ ăn duy nhất cho người tiểu đường. Nhưng có một số vấn đề cơ bản cần lưu ý: thực phẩm tốt cho sức khỏe như quả mọng khoai lang cá giàu acid béo omega-3 và các loại rau màu xanh, xanh sẫm. Lựa chọn chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa như dầu ô-liu. Chuyên gia dinh dưỡng sẽ cho bạn lời khuyên hữu ích nhất.

Lên lịch khám bệnh

Nên khám bệnh 2-4 lần/năm. Nếu bạn dùng insulin hoặc cần cân bằng lượng đường máu của bạn, bạn có thể cần khám thường xuyên hơn. Cũng nên khám toàn thân và mắt hàng năm. Bạn sẽ được sàng lọc các biến chứng mắt, thần kinh, tổn thương thận và các biến chứng khác. Khám nha sĩ mỗi năm 2 lần. Và phải thông báo với bác sĩ rằng bạn bị tiểu đường mỗi lần đi khám bệnh.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật