Ngân nhĩ: Món ngon, thuốc quý mà nhiều người không chú ý đến

Trong những năm gần đây, ngân nhĩ ngày càng trở nên quen thuộc trên thị trường thực phẩm nước ta. Loại thực phẩm này không chỉ là nguyên liệu dùng để chế nên các món ăn ngon và hấp dẫn mà còn là một vị thuốc Đông y khá độc đáo. Vậy cách dùng ngân nhĩ như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất? Câu trả lời gửi tới quý độc giả cũng chính là nội dung chủ yếu của bài viết này.

Ngân nhĩ còn gọi là mộc nhĩ trắngbạch mộc nhĩ, bạch nhĩ tử nấm bạc, là một loại nấm có tên khoa học là Tremella fucciformis Berk, thuộc họ ngân nhĩ Loại nấm này khá giàu chất dinh dưỡng trong 100g có chứa 6,7 - 10g protid 0,6 - 1,28g lipid 64,9 - 71,2g glucid 2,4 - 2,75g chất xơ 15,2% nước, nhiều nguyên tố vi lượng như Ca, P, Mg, S, K, Fe, Na và các vitamin như B1, B2...

Ngân nhĩ

Ngân nhĩ

Thời xưa, ngân nhĩ rất quý vì hiếm và chỉ có các gia đình quyền quý mới đủ khả năng sử dụng. Ngày nay, ngân nhĩ được trồng đại trà nên loại thực phẩm bất lão trường sinh" này trở nên khá thông dụng trong bữa ăn của người dân bình thường.

Theo sách thuốc cổ, ngân nhĩ vị ngọt, tính bình, có công dụng tư âm nhuận phế, dưỡng vị sinh tân, thích hợp cho người suy nhược cơ thể suy nhược thần kinh mắc các chứng bệnh đường hô hấp tăng huyết áp thiểu năng tuần hoàn não có hội chứng âm hư nội nhiệt biểu hiện bằng các triệu chứng như người gầy miệng khô họng khát, đầu choáng Mắt hoa, lòng bàn tay và bàn chân nóng, trong ngực bối rối không yên, hay ra mồ hôi trộm ngủ kém dễ mộng mị, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ...

Nghiên cứu hiện đại cho thấy, ngân nhĩ có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, đặc biệt là hệ thống miễn dịch tế bào nâng cao năng lực tạo máu của tủy xương cải thiện chức năng của ganthận thúc đẩy quá trình tổng hợp protid trong gan làm giảm cholesterol trong máu Ngoài ra, ngân nhĩ còn có tác dụng chống phù và chống phóng xạ ở một mức độ nhất định.

Một số bài thuốc thường dùng ngân nhĩ

Bài 1: ngân nhĩ 25g đường phèn 25g. Ngân nhĩ ngâm nước ấm cho nở hết rồi rửa sạch, cắt bỏ chân, cho vào bát cùng đường phèn và nước, đem chưng cách thủy trong 30 phút, chia ăn vài lần. Công dụng: bồi bổ cơ thể, trị các bệnh phổi thể âm hư có ho khan ho ra máu

Bài 2: ngân nhĩ 10g, đại táo 20 quả, gạo tẻ 100g, đường phèn 50g. Ngân nhĩ làm sạch, đại táo bỏ hạt rồi cùng cho vào nồi ninh với gạo thành cháo, chế thêm đường phèn, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: tư âm nhuận phế, kiện tỳ ích vị, dùng cho người bị bệnh phổi và bệnh đường tiêu hóa có sốt ho khan, ăn không ngon miệng mệt mỏi đại tiện táo.

Bài 3: ngân nhĩ 10g, mộc nhĩ đen 10g. Hai thứ đem ngâm nước ấm cho nở hết rồi làm sạch, đem chưng cách thủy với nước và đường phèn, chia ăn 2 lần trong ngày. Công dụng: chữa tăng huyết áp vữa xơ động mạch rối loạn lipid máu

Bài 4: ngân nhĩ 25g làm sạch, cho vào nồi đun sôi với nước trong 2 phút, vớt ra để ráo rồi trộn với dầu vừng và gia vị thành salat. Công dụng: trị ho kéo dài hoặc ho ra máu.

Canh ngân nhĩ hạt sen thích hợp cho người mất ngủ, buồn phiền rạo rực, họng khô miệng khát.

Canh ngân nhĩ hạt sen thích hợp cho người mất ngủ, buồn phiền rạo rực, họng khô miệng khát

Bài 5: ngân nhĩ 10g hạt sen tươi 30g, nước luộc gà và gia vị vừa đủ. Ngân nhĩ làm sạch rồi luộc cho đến khi thật trong thì vớt ra. Hạt sen bóc bỏ vỏ ngoài và tâm rồi đem hầm với nước luộc gà, khi chín thì bỏ ngân nhĩ vào, chế đủ gia vị rồi dùng làm canh ăn. Công dụng: trị chứng mất ngủ buồn phiền rạo rực, miệng khô họng khát.

Bài 6: ngân nhĩ 20g thịt lợn nạc 200g, gia vị vừa đủ. Ngân nhĩ làm sạch, thịt lợn thái chỉ rồi đem xào chín hai thứ với dầu thực vật Tiếp đó cho nước bột gạo pha loãng vào đun sôi một lát là được, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: bồi bổ cơ thể và chữa các chứng đầu váng tai ù, kém ăn, ăn chậm tiêu nhịp tim chậm.

Bài 7: ngân nhĩ 10g đỗ trọng tẩm mật nướng 10g, đường phèn 50g. Ngân nhĩ làm sạch, sắc đỗ trọng lấy nước bỏ bã rồi cho ngân nhĩ vào nấu chín. Khi được, chế thêm đường phèn, ăn nóng. Công dụng: tư bổ can thận, kiện não tỉnh thần dùng chữa các chứng thận hư đau lưng, xương cốt rã rời, đầu váng tai ù mất ngủ mỏi mệt.

Chú ý không được dùng ngân nhĩ đã biến chất, biểu hiện bằng các dấu hiệu: màu ngả vàng, kém tươi, không đàn hồi, có vết mốc hoặc dính lại với nhau hoặc thối rữa. Nếu dùng lầm có thể dẫn tới tình trạng ngộ độc gây tổn thương các cơ quan như dạ dày ruột, gan, thận và trung khu thần kinh, thậm chí có thể đưa đến suy thận cấp tính và tử vong      

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật