Bài thuốc quý từ các rau gia vị quen thuộc trong gian bếp nhà bạn

Gia vị góp phần làm cho bữa ăn ngon hơn. Bên cạnh đó, nó còn là những phương thuốc quý báu giúp bồi bổ sức khỏe.

1. TPCN Kinh giới

Tên Khoa học: Elsholtzia Cristata. Tên khác: Kinh giới ta.

Liều TPCN: Lá tươi và ngọn non ăn trực tiếp: 6 – 12g/ngày. (Toàn cây phơi khô, thái nhỏ là vị thuốc ít dùng trong TPCN).

Công dụng: Là loại gia vị cay thơm nhẹ hay được dùng, có tác dụng giải biểu phát hãn, khứ phong tán hàn (làm ra mồ hôi đuổi gió độc trùng độc, tan khí lạnh bị cảm nhiễm) chữa cảm sốt, cúm HN viêm họng thông xoang, làm mọc sởi giúp đưa ban sốt xuất huyết mọc ra mặt da (một giải pháp tốt giúp cho tiến trình bệnh thuận lợi, an toàn).

Có thể cầm huyết trong bệnh chảy máu camtrẻ em và bệnh băng huyết ở phụ nữ Dùng lâu nhẹ mình, ích trí, ích thọ, ngừa được ung thư vùng hàm mặt và ung thư vòm họng

Phối hợp với tía tô rau húng, rau ngổ dùng trong gia vị, với phòng phong, trầm bì, can khương chữa cảm sốt. Độc vị hoặc kết hợp với xương sông lá lốt Phối hợp với cam cúc hoa ích trí nhân làm nhẹ mình mẩy đầu óc, minh trí, ích thọ ở người già

Liệu trình: phòng ngừa cảm mạo: 3 – 7 ngày, làm nhẹ mình, thông xoang, ích trí: 15 – 20 ngày với 3 – 5 liệu trình/năm. Chú ý: người lắm mồ hôi người bị mồ hôi bàn chân bàn tay không nên dùng.

2. TPCN Tía tô

Tên khoa học: Perilla ocymoides. Tên khác: tử tô, tô diệp.

Liều TPCN: lá tươi và ngọn non 10 – 15g/ngày (toàn cây thái phơi khô là vị thuốc, ít dùng trong phạm vi TPCN).

Công dụng: phát hãn, giải biểu, chữa cảm mạo cúm HN (tương tự như kinh giới). Giúp sáng mắt, tỏ tai, chặt răng đỡ chóng mặt ổn định tuần hoàn não, cung cấp một số vi lượng quý cho cơ thể, giúp cho xanh râu tóc

phụ nữ hỗ trợ thai sản (toàn cây thái, phơi, sao). Ôn tỳ vị, ích tiêu hóa vinh can, giải độc ở vùng gan mật tụy Dùng lâu nhẹ nhõm mình mẩy ích trí, ích thọ, ngừa được ung thư vùng hàm – mặt và ung thư vòm họng (giống như kinh giới).

Có thể phối hợp với kinh giới, gừng, hành, trần bì để chữa cảm sốt. Dùng độc vị cho các trường hợp còn lại.

Liệu trình phòng chữa cảm sốt: 3 – 7 ngày. Làm nhẹ mình, thông xoang, ích trí, ích thọ: 15 – 20 ngày với 3 – 5 liệu trình/ năm.

3. TPCN Húng chanh

Tên khoa học: Coleus aromaticus Benth. Tên khác: Dương tử tô, rau tần.

Liều TPCN: Lá tươi ăn trực tiếp 10 – 30g/ngày chia 1 – 2 lần hoặc giã nát nghiền với ít nước chắt uống theo liều 20 – 40g/ngày. Cũng có thể lấy lá, ngọn, cành bánh tẻ đem phơi hay sấy khô, thái nhỏ đem hãm hoặc sắc uống với liều 8 – 10g/ngày.

Công dụng: Là loại kháng sinh thực vật khá mạnh và đặc biệt. Ngoài công dụng thường thấy như phòng và chữa cảm mạo viêm họng mãn tính viêm xoang cấp và mãn tính viêm thanh quản (kết hợp với thạch xương bồ cam thảo) chữa ho gió ho khan ho đờm kéo dài (kết hợp với gừng tươi, mạch môn, cát cánh)…

Húng chanh còn có nhiều công dụng quý báu khác trong việc tăng cường chức năng đề kháng và chức năng miễn dịch của cơ thể ở đường hô hấp và hệ thống tiêu hóa – có ích cho hệ thần kinh thực vật chống lão hóa thần kinh và tim mạch ở người già. Giúp khôi phục nhanh chóng các tổn thương nội tạng nội thương (tai nạn, hậu phẫu, thương tổn bệnh lý và tinh thần).

Bên ngoài đắp các vết thương làm sát trùng tiêu mủ, chóng liền da. Một mình vị húng chanh có thể phòng ngừa và chữa trị gần hai chục loại bệnh khác nhau về nội khoa, ngoại khoa, sản phụ khoa, lão khoa.

thuốc tốt phòng ngừa hiệu quả và cản phá ung thư vòm họng ung thư gan mật và các ung thư đường tiêu hóa như ung thư thực quản ung thư dạ dày ung thư đại – trực tràng còn kiêm cả phòng ngừa, ngăn chăn ung thư cổ tử cung ở phụ nữ…

<!--adspage2>

Có thể phối hợp được với một số các vị sau: gừng tươi hành, muối chanh, nước cam rau má lá lốt lá bỏng nổ, lá phèn đen, vỏ cam quýt, vỏ bưởi đào, quả mơ tươi, quả táo ta nước hãm vỏ đỗ xanh, vỏ bí đao quả chuối hột rừng, chè đắng, vè vằng, lá lược vàng lá khù khì…tùy cơ ứng biến.

Liệu trình: phòng trị cảm, ho, sốt (3 – 7 ngày) các ứng dụng khác có liệu trình 10 – 20 ngày. Ở những bệnh mãn tính hoặc để dự phòng u bướu áp dụng liệu trình 10 – 20 ngày với 3 – 5 lần/năm. 

Chú ý chung khi dùng các TPCN gừng, hành tía tô kinh giới húng chanh khi chữa cảm mạo, cảm cúm: Trường hợp sốt trên 38,5 độ cần nghĩ đến viêm phổi cấp, viêm phế quản biến chứng tràn dịch, tràn khí phổi hoặc viêm màng não nhiễm trùng máu, cúm HN thể nặng… cần đến khám bác sĩ, không nên tự chữa. Trường hợp ho kéo dài có biểu hiện sút cân, thất thần, mạch tiểu nhược (nghi lao phổi) hoặc mạch đại thực (nghi ung thư phế quản phổi) cần cho đi xét nghiệm sinh hóa, chẩn đoán đa phương tiện – không tự ý kéo dài liệu trình để tránh bỏ lỡ cơ hội điều trị bệnh kịp thời bằng phương pháp phù hợp.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật