Điểm mặt 7 sai lầm nguy hiểm khi ăn tôm không đúng cách

Nhiều người nghĩ rằng, tôm tốt cho sức khỏe nên ăn càng nhiều càng tốt.

Phần thịt tôm là phần chứa nhiều canxi nhất, cao hơn rất nhiều so với phần vỏ tôm cứng rắn mà mọi người vẫn lầm tưởng là chứa nhiều canxi tốt cho sức khỏe Phần vỏ tôm cũng chính là phần chứa khá nhiều độc tố khi kết hợp với các vitamin C có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe

1. Ăn quá nhiều tôm

Nhiều người có sở thích và thói quen ăn nhiều tôm vì nghĩ đây là loại thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe Trên thực tế, các chất dinh dưỡng có trong tôm như đạm photpho acid béo canxi các chất khoáng… nếu được hấp thụ quá nhiều sẽ gây tình trạng rối loạn tiêu hóa khó tiêu chướng bụng thậm chí dẫn đến tiêu chảy

Theo nghiên cứu, người lớn chỉ nên ăn tối đa 100g tôm mỗi ngày và trẻ em dưới 4 tuổi chỉ nên ăn hạn chế ở mức 20-50g thịt tôm tùy từng lứa tuổi.

2. Cố gắng ăn nhiều vỏ tôm

Phần vỏ tôm cứng, rắn khiến mọi người thường lầm tưởng chứa rất nhiều canxichất dinh dưỡng nên không ít bậc phụ huynh cố gắng ép các bé cố gắng tiêu thụ vỏ tôm. Đây quả thực là quan niệm sai lầm. Phần vỏ tôm chứa rất ít canxi và chất dinh dưỡng đa phần canxi đều tập trung ở phần càng, chân tôm. Ngược lại, phần vỏ tôm còn chứa một lượng độc tố có hại cho sức khỏe.

Hơn thế nữa, phần vỏ cứng có thể khiến các bé bị hóc nếu cố nuốt vào, mảnh vỏ tôm có thể làm tổn thương niêm mạc họng dạ dày hoặc ruột.

3. Ăn tôm chung với các loại hoa quả chứa vitamin C

Đây là việc làm nguy hiểm và có thể gây ngộ độc chết người. Vì độc tố có sẵn trong tôm khi kết hợp cùng vitamin C có thể tạo thành chất độc nguy hiểm cho cơ thể, đó là asen 3 (thạch tín). Để bảo đảm an toàn, bạn không nên nấu chung tôm với các loại rau củ hay ăn kèm với các loại hoa quả chứa nhiều vitamin C.

Nên ăn các hoa quả chứa vitamin C ít nhất 4 tiếng sau khi ăn tôm để bảo đảm an toàn.

4. Ăn tôm khi bị dị ứng

Một số người có cơ địa dị ứng với các loại hải sản hoặc dị ứng với tôm. Nếu ăn tôm trong trường hợp này có thể khiến bạn bị dị ứng thêm trầm trọng, ngứa, nổi mề đay đau bụng sốt cao hoặc thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.

5. Ăn tôm khi bị ho

Đôi khi, chứng ho dai dẳng lại là hậu quả của việc dị ứng thực thẩm, nhất là dị ứng với tôm gây nên. Vị tanh của tôm và phần vỏ cứng ma sát với niêm mạc họng chính là nguyên nhân gây nên tình trạng ho dai dẳng, ảnh hưởng đến hệ hô hấp nhất là đối với trẻ nhỏ. Chính vì vậy, khi bị ho, hạn chế ăn tôm để tránh tình trạng ho kéo dài và ho do dị ứng với tôm.

6. Ăn tôm khiến bệnh đau mắt đỏ trở nên khó chữa

Theo nghiên cứu cho thấy, tình trạng đau mắt đỏ trở nên trầm trọng hơn nếu ăn tôm. Nhiều người có suy nghĩ đôi mắt to tròn của tôm sẽ giúp bổ mắt, nhưng ngược lại, các độc tố có sẵn trong vỏ tôm sẽ khiến người bị đau mắt đỏ thêm trầm trọng, bệnh nặng thêm mà không hề có chút tác dụng bồi bổ nào.

7. Ăn tôm tái, sống

Nếu bạn biết rằng tôm và giun sán là đôi bạn đồng hành thì chắc chắn, bạn sẽ nói không với loại thực phẩm này khi ăn tái sống, hay các món gỏi.

Nhất là đối với trẻ nhỏ hệ tiêu hóa kém, việc sử dụng các loại đồ ăn tái sống từ tôm hay các món ăn từ tôm chưa được chế biến kỹ có thể khiến bé bị nhiễm giun, sán, kí sinh trùng từ tôm sang cơ thể.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật