Cảnh giác với tăng huyết áp thai kỳ, các bà bầu chớ chủ quan

Tăng huyết áp (THA) khi mang thai là một bệnh lý nguy hiểm và cũng là nguyên nhân gây ra các biến chứng, thậm chí tử vong cho cả mẹ và thai nhi. Có khoảng 15% phụ nữ mang thai bị THA và 25% trường hợp đẻ non do THA. Trong đó, tiền sản giật và sản giật là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất.

Thế nào là tăng huyết áp thai kỳ?

THA thai kỳ có thể được chẩn đoán dựa vào trị số huyết áp đo được hoặc dựa vào sự tăng huyết áp tương đối so với trước khi mang thai Khi huyết áp trên 140/90mmHg thì được gọi là THA. Nếu huyết áp tâm thu tăng trên 30mmHg hoặc huyết áp tâm trương tăng trên 15mmHg so với mức huyết áp đo được ở thời điểm trước khi mang thai thì cũng được gọi là THA thai kỳ.

Muốn biết chính xác số đo huyết áp phải sử dụng máy đo huyết áp tuy nhiên, nếu thai phụ chú ý quan sát sức khỏe của bản thân có thể nhận biết qua một số dấu hiệu như: cảm giác căng thẳng khó chịu nhức đầu thấy ù ù trong tai, hoa mắt chóng mặt nếu nhìn thấy mờ đi thì bệnh đã nặng. Khi xuất hiện triệu chứng trên thì phải nghĩ ngay đến THA do nhiễm độc thai nghén Bệnh này thường xảy ra sau tuần mang thai thứ 20.

Một số nguyên nhân gây ra chứng THA ở thai phụ: Tuổi của sản phụ quá cao (trên 35 tuổi) gia đình có người bị THA. Thai phụ quá cân, trước khi mang thai đã bị bệnh THA viêm thận mạn tính đái tháo đường Chế độ dinh dưỡng lúc mang thai chưa tốt, kèm theo đó là chứng thiếu máu trầm trọng. Chửa sinh đôi sinh ba. Thai phụ có nước ối quá nhiều. Thời tiết thay đổi đột ngột, nóng lạnh thất thường...

Nguy cơ do THA thai kỳ

Hậu quả lâu dài trên hệ tim mạch: Những người bị THA ở lần mang thai đầu có nguy cơ cao bị THA ở lần mang thai sau. Họ còn có nguy cơ bị THA và đột quỵ cao sau này. Những người bị tiền sản giật hoặc chậm phát triển bào thai trong buồng tử cung sẽ tăng nguy cơ bị bệnh và nguy cơ tử vong do bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ Thế nhưng, với những phụ nữ đã trải qua thời kỳ sinh nở mà không bị THA thì sẽ ít bị nguy cơ mắc bệnh tim mạch hơn những phụ nữ không sinh đẻ. Việc sinh đẻ cũng khiến phụ nữ giảm được nguy cơ mắc bệnh tim mạch về sau này, điều mà nam giới không thể có được.

Tiền sản giật và sản giật: tiền sản giật thường xảy ra sau tuần thứ 20 của thời kỳ thai nghén và gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau. Trước đây người ta chẩn đoán tiền sản giật dựa vào ba triệu chứng: THA, phù và protein niệu nhưng quan niệm hiện đại thì cho rằng chỉ cần có THA thai nghén kèm với protein niệu nhiều là đủ để chẩn đoán tiền sản giật. Nguy cơ của thai nhi là chậm phát triển trong buồng tử cung và bị sinh non

Tăng huyết áp có thể dự phòng được không?

Giới y khoa khuyên rằng, phụ nữ mắc các bệnh như hen suyễn tim bệnh viêm gan thì không nên mang thai. Tuy nhiên, những phụ nữ bị chứng THA vẫn có thể mang thai. Nếu biết trước trong gia đình có người bị THA hoặc do các nguyên nhân khách quan, họ có thể chủ động phòng tránh bằng một số biện pháp như sau:

Tư vấn trước sinh: Phụ nữ bị THA trước khi mang thai cần được đánh giá kỹ lưỡng để loại trừ nguyên nhân gây THA thứ phát như bệnh lý thận, đánh giá hiệu quả điều trị huyết áp và chỉnh liều thuốc để đạt hiệu quả hạ áp tối ưu. Đặc biệt, họ cần được tư vấn về nguy cơ xuất hiện tiền sản giật và việc phải thay đổi một số thuốc nếu họ muốn mang thai an toàn. Phần lớn những phụ nữ bị THA đều có thể mang thai và sinh nở bình thường nếu họ được kiểm soát và theo dõi tốt tình trạng huyết áp của mình.

Điều trị bằng thuốc: THA cần phải điều trị cho dù cơ chế sinh bệnh là gì. Việc điều trị chủ yếu để phòng tránh biến chứng chảy máu nội sọ. Tuy nhiên không nên điều trị THA quá tích cực sẽ làm giảm việc cung cấp máu cho nhau thai và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi Điều trị những trường hợp THA nhẹ và vừa (dưới 155/100 mmHg) có lợi cho mẹ hơn là cho thai nhi trong những ngày đầu của thai kỳ. Một số phụ nữ đang được điều trị THA từ trước thì khi mang thai có thể giảm hoặc ngừng thuốc do trong nửa đầu của thai kỳ, huyết áp sẽ giảm một cách sinh lý Tuy nhiên, sự giảm huyết áp này chỉ mang tính chất tạm thời, thai phụ cần được theo dõi sát và phải dùng thuốc lại khi cần thiết. Đối với trường hợp bị THA nặng (trên 170/110mmHg): Nguy cơ bị biến chứng và tử vong cho mẹ trong những trường hợp (trên 170/110mmHg) nặng và tiền sản giật rất cao. Điều trị hạ huyết áp không có tác dụng ngăn chặn tiền sản giật. Chỉ đình chỉ thai nghén mới có tác dụng trong trường hợp này nhưng điều trị hạ huyết áp lại có thể làm giảm biến chứng chảy máu nội sọ. Nếu huyết áp trên 170/110mmHg là nặng, điều trị bao gồm kiểm soát tốt huyết áp bằng các thuốc hạ áp đường tĩnh mạch và cố gắng duy trì quá trình thai nghén đến mức tối đa mà không gây ảnh hưởng gì đến mẹ và thai nhi.

Dự phòng tiền sản giật khi mang thai: Tiền sản giật có thể dự phòng hoặc giảm bớt biến chứng nhờ khám thai định kỳ, thường xuyên. Cần tuân thủ việc điều trị đái tháo đường nghiêm ngặt hoặc các bệnh nội khoa khác đang có sẵn. Sản phụ có thể nghỉ ngơi tại nhà nếu bệnh nhẹ, tự đếm cử động thai tự theo dõi các dấu hiệu trở nặng như phù tăng, lên cân nhanh, nhức đầu nặng, mắt nhìn mờ đau vùng gan buồn nôn nôn nhiều.

Cần nhập viện ngay khi có một trong các dấu hiệu trên bởi thực tế lúc nào tiền sản giật biến thành sản giật khó đoán trước được. Nếu xảy ra sản giật, sản phụ có thể rơi vào hôn mê phù não xuất huyết não phù phổi cấp suy tim rau bong non gây tử vong cho mẹ và con.

Lời khuyên của thầy thuốc

Bệnh THA ảnh hưởng lớn đến phụ nữ mang thai thai nhitrẻ sơ sinh sau này. Vì thế, việc chẩn đoán sớm và phòng ngừa bệnh có ý nghĩa quan trọng để bảo vệ sức khỏe của phụ nữ mang thai thai nhi góp phần làm giảm tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh Do đó, thai phụ cần đi khám thai đều đặn, theo dõi chặt chẽ mọi biến đổi của cơ thể, trong đó có vấn đề huyết áp Nếu có những biểu hiện THA cần đi khám sản khoa và tim mạch để được điều trị kịp thời.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật