Coi chừng chảy máu dạ dày khi dùng thuốc, bạn chớ lơ là
Một số thuốc giảm đau nguy cơ cao gây chảy máu đường tiêu hóa
Ibuprofen: Có trong thành phần của nhiều loại thuốc giảm đau như alaxan, antidol và thường được kết hợp với paracetamol (thuộc nhóm thuốc giảm đau hạ sốt) có thể giảm cơn đau nhanh chóng do ức chế sự tổng hợp hay phóng thích prostaglandin
Tuy nhiên, cần chú ý đến tác dụng không mong muốn của thuốc gây ra. Hay gặp nhất là tác dụng phụ về đường tiêu hóa Có tới 5 - 15% người bệnh dùng ibuprofen gặp hiện tượng: trướng bụng đau bụng buồn nôn nôn, nặng hơn là loét dạ dày tiến triển, chảy máu dạ dày ruột... Để tránh những rối loạn về tiêu hóa, nên uống thuốc vào lúc no và uống với một cốc nước (khoảng 200-250ml). Cần đặc biệt chú ý đây là loại thuốc thường dùng để điều trị đau cấp tính, chỉ nên dùng trong thời gian ngắn mà không nên kéo dài. Không nên tự ý dùng thuốc này nếu không có chỉ định. Nếu bị khó chịu ở dạ dày, nên uống thuốc cùng với thức ăn hoặc ngay sau ăn.
Aspirin: Đây là thuốc hay dùng nhất trong nhóm dẫn xuất của acid salicylic Ngoài tác dụng hạ sốt và giảm đau chống viêm còn có tác dụng chống kết tập tiểu cầu vì vậy thuốc làm giảm quá trình đông máu aspirin có tác dụng giảm đau tốt nên được nhiều người tín nhiệm để uống khi bị sốt cao nhức đầu đau răng đau mình mẩy thấp khớp cấp và mạn. Tuy nhiên, đây cũng là thuốc nguy cơ rất cao gây viêm loét dạ dày tá tràng, chảy máu đường tiêu hóa. Lạm dụng thuốc có thể gây xuất huyết dạ dày thậm chí thủng dạ dày rất nguy hiểm. Thuốc hiện nay hay dùng là dạng aspirin pH8 (viên bao tan ở ruột) để giảm tác dụng kích ứng ở dạ dày. Cần chú ý các dạng thuốc phối hợp như viên APC, Asca aspirin sủi bọt, thuốc tiêm aspegic vẫn có phản ứng có hại gây viêm loét đường tiêu hóa nên cần phải tuân thủ chặt chẽ nguyên tắc điều trị để tránh các phản ứng có hại của thuốc (ADR) nguy hiểm.
Indomethacin:
Hay dùng để điều trị đau lưng viêm dây thần kinh viêm xương khớp hư khớp thấp khớp mạn tính do có tác dụng chống viêm, giảm đau tốt. Người cao tuổi bị bệnh mạn tính về khớp hay được kê đơn nên cũng dễ bị các phản ứng có hại do dùng thuốc kéo dài không đúng cách. ADR nguy hiểm nhất của thuốc này là gây viêm loét dạ dày - tá tràng, ruột rối loạn đông máu
Diclofenac (voltaren, diclofen): Là thuốc giảm đau chống viêm dung nạp tốt nên hay dùng trong các chứng thấp khớp thoái hóa và viêm hư khớp, thoái hóa cột sống viêm nhiều khớp đau lưng đau thần kinh hông. Đây cũng là một trong những thuốc gây loét dạ dày - ruột - tá tràng khá nguy hiểm do nhiều người lạm dụng trong điều trị đau.
Các dẫn xuất của nhóm oxicam: Thường dùng là meloxicam (mobic, M-cam, camrox); pirocicam (fendene); tenocicam (ticoltil) hiện nay cũng thường được dùng trong điều trị viêm xương khớp thoái hóa khớp viêm cột sống cứng khớp. Tuy phản ứng có hại gây loét và xuất huyết đường tiêu hoá ít gặp hơn nhưng vẫn là nhóm thuốc có nguy cơ cao gây chảy máu đường tiêu hóa nếu bị lạm dụng, dùng liều cao kéo dài.
Tuân thủ nguyên tắc điều trị
Thông thường, với nhóm thuốc giảm đau kháng viêm không steroid khi sử dụng phải tuân thủ chặt chẽ nguyên tắc điều trị và phải dùng kèm các thuốc bảo vệ dạ dày để phòng ngừa các tai biến viêm loét hoặc chảy máu đường tiêu hóa. Các thuốc nhóm NSAID thường giúp hạ cơn đau nhức tạm thời, nhưng nếu lạm dụng dễ bị nhờn thuốc hoặc cũng có thể gây các phản ứng phụ như nổi mày đay đỏ da toàn thân... Hiện nay có tình trạng khá nhiều người cứ thấy đau đầu đau khớp… là tự ý mua thuốc giảm đau theo quảng cáo mà không đi khám bệnh.
Trường hợp có các triệu chứng viêm đau xương khớp mà dùng thuốc bừa bãi rất nguy hại vì có thể mắc thêm các bệnh khác nguy hiểm hơn. Các thuốc NSAID thường được bán tự do ở các nhà thuốc nên nhiều người dùng đã lạm dụng thuốc mà không biết thuốc có nhiều phản ứng phụ như gây mệt mỏi trướng bụng buồn nôn nhức đầu chóng mặt bồn chồn dị ứng xuất huyết dạ dày nặng, tổn thương gan nặng viêm bàng quang đái ra máu, suy thận cấp… Người dùng thuốc nên nhớ rằng không có thuốc nào là an toàn tuyệt đối kể cả khi người bệnh có sử dụng đúng liều lượng và hướng dẫn sử dụng. Thuốc giảm đau NSAID chỉ có tác dụng giảm đau triệu chứng chứ không có khả năng chữa bệnh tận gốc.
- Học người Nhật cách phòng chống đột quỵ trong ngày hè nắng... (Thứ sáu, 09:29:07 14/05/2021)
- Người phụ nữ đột quỵ trong khi ngủ vì quên uống thuốc: Có... (Thứ Ba, 21:09:02 16/02/2021)
- Ung thư gan rất thích 4 kiểu người này, nên điều chỉnh ngay... (Thứ bảy, 12:30:01 14/11/2020)
- Buồn nôn 3 lần liên tục và 3 dấu hiệu hay bị phớt lờ của... (Thứ năm, 16:15:02 05/11/2020)
- Bài tập đứng cho bệnh nhân liệt sau đột quỵ (Thứ Ba, 11:30:01 06/10/2020)
- Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư phổi (Thứ sáu, 14:32:03 02/10/2020)
- 'Thấp khí' có thể khiến chị em suy kiệt về sức khoẻ... (Thứ tư, 17:30:04 23/09/2020)
- Day bấm huyệt phục hồi di chứng tai biến mạch máu não (Thứ Ba, 08:30:04 22/09/2020)
- 5 căn bệnh dễ mắc vào mùa thu (Thứ Hai, 10:30:03 21/09/2020)
- Xuất hiện quầng thâm ở mắt đừng chủ quan, rất có thể bạn... (Thứ sáu, 16:20:00 04/09/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:03 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:00 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:02 12/02/2023