Những biến chứng nguy hiểm từ tình trạng thiếu máu não

Thiếu máu não là tình trạng giảm lưu lượng máu đến não, dẫn tới giảm cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng nuôi não làm tế bào thần kinh thiếu năng lượng hoạt động, ảnh hưởng đến cấu trúc, sự tồn tại và phát triển của hệ thần kinh trung ương. Thiếu máu não ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như không đảm bảo hoạt động sống bình thường cho người bệnh.

Nhận biết bệnh như thế nào?

Người bị thiếu máu não thường có các biểu hiện sau:

Đau đầu:  Người bị thiếu máu não thường hay bị đau đầu. Những cơn nhức đầu khủng khiếp luôn xảy ra. Lúc đầu, người bệnh chỉ bị đau nhói một vùng nào đó cố định, sau đó dần dần cơn đau sẽ lan ra khắp đầu, đầu và cơ thể  nặng trịch nhất là những lúc phải di chuyển, suy nghĩ nhiều hay khi mới ngủ dậy.

Hoa mắt chóng mặt ù tai: Những cơn choáng, hoa mắt, chóng mặt và mất thăng bằng sẽ xuất hiện vào những lúc không ngờ nhất. Nếu người bệnh cảm thấy mình đứng không vững nữa hãy dựa ngay vào đâu đó. Nếu không có chỗ bám thì cần ngồi thụp xuống, tránh để bị mất thăng bằng không tự chủ, không kiểm soát được rất dễ bị ngã ra đằng sau. Với người bị bệnh đặc biệt là người già ngã như vậy rất nguy hiểm gây ra các chấn thương về xương khớp hoặc sọ não.

Mất ngủ: Người bị thiếu máu não rất hay gặp phải các vấn đề về giấc ngủ như ngủ chập chờn, thường gặp ác mộng ngủ hay thức cũng khó kiểm soát được, tỉnh giấc vào giữa  đêm hoặc đến sáng mới ngủ được. Do mất ngủ triền miên nên người bệnh luôn cảm thấy chán nảnmệt mỏi không có hứng thú cũng như tinh thần để làm việc. Tâm trạng hay gắt gỏng, thờ ơ với mọi thứ xung quanh và rất dễ bị kích động.

Suy giảm trí nhớ: Việc thiếu máu não dẫn đến máu không được đẩy lên đủ để não bộ có thể hoạt động. Hiện tượng nhức đầu hoa mắt, chóng mặt… xảy ra thường xuyên sẽ khiến bệnh nhân giảm dần trí nhớ quên nhanh mọi việc. Suy giảm trí nhớ vừa do tình trạng lão hóa ở tế bào não, thoái hóa não, teo não, vừa do tình trạng thiếu máu nuôi não.

Tê bì, nhức mỏi chân tay: Người mắc bệnh thường có cảm giác tê ở đầu các ngón tay, đôi lúc cảm thấy dưới da râm ran như bị kiến bò. Hay bị đau dọc xương sườn, đôi lúc có cảm giác lạnh sống lưng, chân tay nhức mỏi đau dọc vai gáy và đau dọc các xương sườn. Việc tê đầu ngón tay và toàn thân nhức mỏi do đau xương gây rất nhiều bất tiện đối với người bệnh.

Nguyên nhân gây thiếu máu não

Trong cuộc sống hiện đại, có rất nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến thiếu máu não thứ nhất đó là chế độ ăn uống quá thừa chất, thứ hai là yếu tố lười vận động, từ đó dẫn đến xơ vữa động mạchthiếu máu não mạn tính ở người cao tuổi. Ngoài ra những biến động xã hội, tệ nạn xã hội, căn bệnh đái tháo đường thừa cân tình trạng hút thuốcbia rượu huyết áp thấp ở nữ giới... cũng là những yếu tố nguy cơ gây bệnh thiếu máu não.

Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến bệnh lý thiếu máu lên não đó là: Xơ vữa động mạch và thoái hóa đốt sống cổ. Điều này sẽ khiến hẹp lòng mạch máu nuôi não và đè ép vào mạch máu nuôi não làm giảm lưu lượng máu nuôi dưỡng não, giảm khả năng cung cấp ôxy cho não... gây ra nhiều triệu chứng khác nhau. 80% các trường hợp thiếu máu não có nguyên nhân từ sự xơ vữa lão hóa động mạch

Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác cũng gây ra căn bệnh thiếu máu não như: Dị dạng bẩm sinh hay u, sùi, bóc tách thành mạch làm hẹp lòng mạch; các cục máu đông gây cản trở dòng tuần hoàn máu; các chèn ép từ bên ngoài vào thành động mạch; co mạch máu… Tất cả những yếu tố này đều gây ra hiện tượng giảm lưu lượng máu nuôi dưỡng não, giảm cung cấp oxy cho não.

Giải pháp nào ứng phó?

Não rất nhạy cảm với tình trạng thiếu oxy Nếu tế bào não thiếu oxy trong 10 giây thì hoạt động chức năng đã bị rối loạn, và nếu sự thiếu hụt này kéo dài đến 4 phút, các tế bào thần kinh sẽ bị hủy hoại và không hồi phục lại được mà theo y học hiện đại, chúng ta gọi là tai biến mạch máu  não. Vùng não bị tổn thương sẽ gây ra triệu chứng của phần cơ thể mà vùng não đó chi phối.

Để điều trị bệnh thiếu máu não hiệu quả, thì lượng máu tuần hoàn trong cơ thể luôn cung cấp oxy và chất dinh dưỡng đầy đủ cho hoạt động của các mô cơ quan. Lưu lượng máu lên não trung bình khoảng 55ml/100g não/1phút, nếu giá trị này chỉ dao động ở mức 30 – 50 ml gọi là thiểu năng tuần hoàn não (hay thiếu máu não). Lượng máu lên não giảm có thể do xơ vữa mạch máu hoặc bệnh lý thoái hóa đốt sống cổ gây chèn ép mạch máu đốt sống thân nền. Điều trị thiếu máu não cần kết hợp chế độ sinh hoạt ăn uống và sử dụng các loại thuốc khác nhau tùy theo tác nhân gây bệnh.

Làm gì để phòng bệnh?

Bệnh lý mạch não là một nhóm bệnh khá phổ biến hiện nay với tỷ lệ mắc rất cao. Ví dụ ở vùng chẩm bị thiếu máu thì có thể biểu hiện mắt mờ hoặc ù tai Nếu những biểu hiện này kéo dài dưới một giờ đồng hồ thì gọi là cơn thiếu máu não thoáng qua và bệnh nhân sau đó có thể phục hồi bình thường. Còn nếu những biểu hiện này kéo dài quá một giờ thì gọi là thiếu máu não cục bộ và thường để lại một số di chứng như rối loạn cảm giác yếu nửa người…

Để phòng bệnh thiếu máu não, các bà nội trợ cần chuẩn bị tốt khẩu phần ăn cung cấp đầy đủ các nguyên liệu tạo máu cho các thành viên trong gia đình

Bổ sung chất đạm sắt. Các axit amin này có nhiều ở thịt nạc, cá trứng các loại sữa đậu nành…Bên cạnh đó, việc chế biến thức ăn cho người thiếu máu cũng cần phải phối hợp cân đối giữa thịt và các loại rau củ. Những loại thực phẩm chứa nhiều chất sắtchất khoáng vi lượng trong gangan heo, bò, vịt thận tim huyết của gà, vịt, heo; thịt nạc của bò, dê, gà, vịt, lòng đỏ trứng; hải sản như ngao, sò, hến, cá và các loại đậu.

Tăng cường các thực phẩm chứa nhiều vitamin: Vitamin B12 trong các thực phẩm giàu chất đạm vitamin C trong rau cải, trái cây tươi. Những thực phẩm chứa vitamin C cần sử dụng khi còn tươi, sống hoặc nấu vừa chín để không bị hao mất vitamin

Dùng viên bổ sung chất sắt: uống viên nang bổ sung chất sắt có thể gây khó chịu ở dạ dày gây buồn nôntáo bón vì thế nên uống thuốc sau khi đã ăn no và nên ăn nhiều rau xanhhoa quả

Tập luyện thể thao thường xuyên: Những phương pháp luyện tập như đi bộ, khí công dưỡng sinh yoga thái cực quyền, luyện thở là lựa chọn tốt nhất giúp cung cấp thêm dưỡng khí cho não cũng như toàn thân.

Để phòng bệnh thiếu máu não chúng ta cần có chế độ nghỉ ngơi và làm việc khoa học, không để tình trạng căng thẳng kéo dài; tránh những chất kích thích như bia rượu, cà phê... và có lối sống khoa học với những hoạt động giải trí lành mạnh.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật