Cảnh báo: Trẻ sơ sinh có thể mắc bệnh BẠI NÃO KHÓ CHỮA vì sai lầm khi mang thai mẹ uống quá nhiều canxi và vitamin D

Ths.BS Dương Văn Tâm, Trưởng khoa Điều trị Liệt vận động ngôn ngữ trẻ em, Bệnh viện Châm cứu Trung ương, cho biết: “Đây là ca bệnh mắc bại não rất đáng tiếc bởi nguyên nhân gây bệnh hoàn toàn có thể phòng tránh. Nói cách khác, chính sai lầm của bố mẹ đã khiến đứa trẻ này mắc bệnh”.

Nghe có vẻ vô lý nhưng mà thật đó các mẹ ơi! Em vừa biết tin này nên tức tốc lên đây chia sẻ với các mẹ để rút kinh nghiệm, chứ không lại vô tình khiến con mình mắc phải căn bệnh quái ác này thì tội lỗi lắm, ân hận cả đời đấy ạ.

Chẳng là em có bà chị họ bên chồng sinh cháu được 4 tháng rồi. Ban đầu mới đẻ, em có qua thăm cháu thấy bé bụ bẫm, đáng yêu lắm các mẹ à. Lúc đó em có hơi thắc mắc là sao cháu em ngoan hơn hẳn các bé khác mà em từng ẵm, em ở chơi cả buổi thấy ít quấy lắm, lâu lâu ọ ọe vài tiếng rồi thôi. Để ý kĩ cũng thấy ánh mắt cháu đờ đẫn, ít linh hoạt so với các bé bình thường.

Lúc đó, em tính hỏi chị họ xem cháu có làm sao không nhưng sợ mình mở miệng ra nói bị gọi là vô duyên, độc mồm độc miệng nên thôi. Ai ngờ đâu hôm qua chồng em về kể lại là vợ chồng chị họ em thấy cháu chậm quá nên đưa đi khám. Bác sĩ bảo cháu bị bại não, giờ nhập viện luôn rồi, dự là phải điều trị lâu dài, không biết có chữa khỏi không nữa, nghe mà xót quá chừng.

Chị họ em hồi bầu uống nhiều canxivitamin D lắm, nói chung cứ thuốc thang gì mà quảng cáo là giàu hai chất này là chị ấy lại mua về uống liền, một phần vì ham sinh con cao to, một phần vì nhà cũng có điều kiện. Bác sĩ nói có thể đây chính là nguyên nhân khiến cháu em đẻ ra mắc bệnh bại não.

Ban đầu, em nghe chồng kể lại thì không tin lắm bà bầu uống canxi vitamin D nhiều thì có thể sẽ bị canxi hóa bánh nhau, bị bệnh về thận bị táo bón… thôi chứ liên quan gì đến não mà bại não cơ chứ. Chồng em kêu đó là sự thật, ổng còn mở cho em xem một bài báo để làm minh chứng, đọc xong mà em “sáng mắt” ra luôn các mẹ à. Bụng cứ nghĩ: “Hú hồn hú vía, em cũng ham đẻ con chân dài lắm, may mà hồi xưa có bầu hay đi nắng nên không uống vitamin D, lại bị táo bón nên ghét đụng tới canxi, toàn ăn hải sản bù vô chứ cứ uống bừa bãi thì không biết hậu quả như thế nào”.

Thông tin chính xác mà em đọc được là mỗi ngày bệnh viện Châm cứu Trung ương có tới 250 – 300 bệnh nhi điều trị, đa phần các bé đều bị bại não.

Mẹ trẻ tên Đinh Thị Vui, sinh năm 1990 quê ở Thanh Hóa cho biết bé gái con chị là Nguyễn Bảo Ngọc, mới 19 tháng tuổi thôi đã phải điều trị bệnh bại não 4 đợt rồi.

Bé Bảo Ngọc đang được điều trị tại bệnh viện (Nguồn: Internet)

Bé Bảo Ngọc đang được điều trị tại bệnh viện (Nguồn: Internet)

Đây là đứa con đầu của hai vợ chồng. Ngay từ lúc biết mình mang thai chị Vui được gia đình chăm sóc, tẩm bổ khá nhiều. Từ tháng thứ 3 trở đi, hễ nghe ai giới thiệu thuốc bổ dành cho bà bầu là chị đều mua về uống. Chị cứ nghĩ càng uống nhiều canxi, vitamin D thì em bé càng chắc xương, cao lớn nên cứ thế tự mua uống tới tấp.

Ths.BS Dương Văn Tâm, Trưởng khoa Điều trị Liệt vận động ngôn ngữ trẻ em bệnh viện Châm cứu Trung ương, cho biết: “Đây là ca bệnh mắc bại não rất đáng tiếc bởi nguyên nhân gây bệnh hoàn toàn có thể phòng tránh. Nói cách khác, chính sai lầm của bố mẹ đã khiến đứa trẻ này mắc bệnh”.

“Mẹ của bé Bảo Ngọc khi mang thai đã bổ sung quá nhiều vitamin D và canxi nên khi bé sinh ra, hộp sọ quá bé, thóp liền kín quá sớm nên não không phát triển được. Đây là do sai lầm của bố mẹ”, bác sĩ Tâm nói thêm.

Theo BS Tâm, bệnh bại não là những tổn thương não thường thấy ở trẻ em dưới 6 tuổi. Trước đây, nguyên nhân gây bệnh phần lớn do các bệnh nhiễm trùng suy dinh dưỡng Còn bây giờ, các nguyên nhân gây bại não không do nhiễm trùng có chiều hướng gia tăng. Đáng nói là đa số các ca mắc bệnh đều có thể phòng tránh được.

Dưới đây là 6 nguyên nhân gây bại não không do nhiễm trùng đang có chiều hướng gia tăng:

1/ Không quan tâm, theo dõi thai kỳ tốt.

2/ Hôn nhân cận huyết.

3/ Không tiêm phòng đầy đủ các loại vắcxin trong chương trình tiêm chủng mở rộng

4/ Lạm dụng thuốc bổ thực phẩm chức năng

5/ Bị tai nạn (đuối nước, ngã từ trên cao, rung lắc trẻ quá mạnh…

6/ Can thiệp mổ bắt con sớm để chọn giờ sinh đẹp làm trái quy luật tự nhiên.

Mấy nguyên nhân khác em không nói chứ riêng vụ lạm dụng thuốc bổ thực phẩm chức năng thì các mẹ nhất định phải để ý nha. Đồng ý có bầu phải bổ sung đầy đủ canxi và vitamin D để bé phát triển khung xương nhưng phải tuân thủ những điều sau:

-Chỉ được bổ sung canxi và vitamin D dạng uống theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý mua uống khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ.

-Nên bổ sung canxivitamin D bằng đường ăn uống sẽ tốt hơn. Chẳng hạn như siêng ăn các loại hải sản rau xanh ngũ cốctrứng sữa tươi sữa chua pho mai, gan…

-Thường xuyên tắm nắng vào buổi sáng, vận động nhẹ ngoài trời để hấp thu nguồn vitamin D dồi dào từ ánh nắng mặt trời

-Canxi và vitamin D phải được bổ sung song song với nhau thì chúng mới chuyển hóa đi vào cơ thể được.

-Canxi trong thực phẩm nguồn gốc động vật dễ hấp thu hơn là canxi trong thực phẩm nguồn gốc thực vật.

-Không nên bổ sung sắt chung với canxi mà phải cách ra.

-Nếu muốn biết chắc chắn mẹ bầu và thai nhi có bị thiếu hoặc thừa canxi hay không, mẹ nên đi xét nghiệm.

-Khi đẻ con ra nên chú ý quan sát, theo dõi những dấu hiệu chậm phát triển của con so với trẻ cùng lứa tuổi để đi khám, phát hiện bại não sớm, có hướng điều trị kịp thời.

Cách bổ sung canxi theo đường uống chuẩn xác nhất:

-Nên bổ sung canxi trong suốt quá trình mang thai và khoảng 6 tháng sau sinh nếu có điều kiện (gia giảm liều lượng theo chỉ định của bác sĩ).

-Với viên uống canxi mẹ nên uống sau bữa ăn sáng hoặc trưa khoảng 1 giờ (nếu không uống cùng vitamin D thì nên tắm nắng).

-Không nên uống canxi vào buổi tối (gây khó ngủ bệnh sỏi thận).

-Mỗi lần uống tối đa 500mg canxi.

-Uống canxi cách uống sắt, vitamin ít nhất 2 tiếng đồng hồ.

-Liều lượng canxi bổ sung mỗi giai đoạn mang thai không giống nhau:

3 tháng đầu thai kỳ (từ tuần 1-tuần 14): 800mg/ngày.

3 tháng giữa thai kỳ (tuần 15-tuần 28): 1000mg/ngày.

3 tháng cuối thai kỳ (tuần 29-tuần 40): 1500mg/ngày.

-Nếu uống canxi bị buồn nôn đau đầu đi ngoài tiêu chảy mẹ nên uống ít lại cho cơ thể quen dần hoặc đổi sang loại khác, đi khám bác sĩ.

-Dấu hiệu báo mẹ có thể đang bị thừa canxi, nên uống ít lại hoặc đi khám: táo bón co cứng cơ, đi tiểu nhiều…

-Ngoài khiến trẻ bị bại não thừa canxi còn gây ra các tác hại nghiêm trọng khác như: biến dạng xương hàm, canxi hoá bánh nhau, rối loạn trao đổi dinh dưỡng giữa mẹ và bé táo bón sỏi thận giảm hấp thu chất sắt và kẽm.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật