Bạn bị mắc chứng mệt mỏi mạn tính là do những nguyên nhân nào?

Mệt mỏi mạn tính là tình trạng mệt mỏi kéo dài quá 6 tháng, gây ảnh hưởng xấu tới các sinh hoạt hằng ngày. Đặc điểm của bệnh này là: cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, dù được nghỉ và ngủ cũng không thuyên giảm; sự mệt mỏi không do làm việc hay luyện tập nặng nhọc gây ra và cũng không phải do bệnh tật.

Ai dễ mắc bệnh mệt mỏi mạn tính?

Mệt mỏi mạn tính là hội chứng khá phổ biến ở các quốc gia có nền công nghiệp phát triển. Tuy đã có nhiều nghiên cứu, nhưng đến nay hội chứng này vẫn được coi như là một bệnh mạn tính có nhiều điều chưa được biết.

Khác với các bệnh nhiễm khuẩn vì hội chứng này không do một vi khuẩn nào gây ra. Không giống như bệnh tiểu đường bệnh thiếu hồng cầu vì mệt mỏi mạn tính không thể đo lường. Bệnh chưa có phương pháp nào điều trị hiệu quả. Bệnh gặp nhiều ở nữ hơn nam, nhất là nữ giới có kinh nguyệt bất thường bị chứng này nhiều hơn. Độ tuổi mắc bệnh nhiều là từ 20 - 50 tuổi. Đối tượng dễ mắc bệnh là những người có kiến thức tương đối cao, hiểu biết nhiều về bệnh tật.

Mệt mỏi do virut?

Người ta cho rằng mệt mỏi mạn tính là tổng hợp của nhiều yếu tố gây ra. Tuy nhiên, cũng có một số bệnh gây mệt mỏi như: thiếu hồng cầu, tăng huyết áp tiểu đường u tuyến giáp thấp khớp viêm cơ tim bệnh trầm cảm

Một số yếu tố liên quan đến bệnh gồm: viêm não, rối loạn sự điều hòa giấc ngủ thần kinh bị căng thẳng cấu tạo vùng dưới đồi (hypothalamus) bị rối loạn; giảm nồng độ t cortisol... Nhiễm độc, nhất là do virut gây nên. Giảm sức đề kháng của cơ thể do hệ miễn dịch bị tổn thương. Hạ huyết áp tư thế do rối loạn hệ thần kinh làm cho nhịp tim chậm huyết áp giảm, máu dồn xuống chân, gây ra chóng mặt buồn nôn ngất. Suy nhược cơ thể, teo cơ hoặc loãng xương Những trường hợp bị rối loạn hô hấp hơi thở nhanh, nông căng thẳng quá mức, bị bệnh hen suyễn tức ngực, tê đầu ngón chân tay vì thiếu ôxy. Bị stress lâu ngày, căng thẳng thần kinh rối loạn tuần hoàn não Nhiễm khuẩn, nhất là nhiễm virut. Tác dụng phụ của một số thuốc chữa bệnh như thuốc điều trị tăng huyết áp thuốc hạ nhiệt giảm đau thuốc tâm thần, thuốc chống dị ứng

Các dấu hiệu cần lưu ý

Bệnh nhân thấy luôn luôn bị mệt mỏi kèm theo các dấu hiệu sau đây: giảm hoặc mất trí nhớ đối với các sự việc xảy ra gần đây, kém tập trung vào công việc học tập và nói chung là mọi sinh hoạt; đau họng thường xuyên; nổi hạch ở cổ, cằm, nách; đau nhức mỏi toàn thân; có thể có một số khớp bị đau nhưng không sưng nóng đỏ; luôn bị nhức đầu và nhiều khi nhức rất nặng; cơ thể mệt mỏi rã rời suốt ngày sau khi làm bất cứ việc gì mà phải gắng sức. Ngủ không ngon giấc ngủ không sâu, muốn ngủ suốt ngày. Kết quả xét nghiệm thường không có gì đặc biệt và hầu như không có rối loạn gì. Bệnh cần phân biệt với một số bệnh như: trầm cảm nhiễm độc mang thai mất ngủ thần kinh luôn bị căng thẳng, luôn làm việc quá sức, tiếp xúc với hóa chất môi trường độc hại, nghiện rượu sử dụng chất ma túy Vì vậy, khi bạn bị mệt mỏi kéo dài cả tháng không bớt thì cần đi khám bệnh. Có nhiều trường hợp bệnh nhân phải nằm liệt giường vì không còn sức di chuyển, sinh hoạt. Những trường hợp nhẹ, bệnh nhân cũng không hoàn thành công việc hàng ngày một cách bình thường. Nhiều bệnh nhân than phiền là làm việc mà tâm trí để ở đâu đâu, không tập trung được vào công việc hoặc không làm được việc có tính chất tỉ mỉ. Có bệnh nhân tự cô lập, giảm mọi sinh hoạt, sống trong tình trạng trầm buồn ưu phiền lo lắng.

Chẩn đoán bệnh dựa vào các biểu hiện chính là bệnh nhân thấy luôn luôn bị mệt mỏi, các dấu hiệu, tiền sử cá nhân gia đình và các thuốc bệnh nhân đã và đang sử dụng.

Chữa trị và phòng bệnh 

Cho đến nay vẫn chưa có phương thức điều trị nào hữu hiệu đối với bệnh mệt mỏi mạn tính. Bệnh nhân cần được hướng dẫn thực hiện một chế độ tập luyện thể lực vừa phải thích hợp với từng người, kết hợp với ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để nâng cao sức khỏe hạn chế bệnh tật. Người bệnh cần có trạng thái tinh thần luôn luôn thoải mái tĩnh tâm Công việc chỉ nên lao động nhẹ nhàng vừa sức. Về điều trị, thầy thuốc có thể cho dùng các loại thuốc an thần giảm đau để làm bớt đau đớn thể xác và tinh thần. Các phương pháp y học cổ truyền như châm cứu, dùng thuốc nam vật lý trị liệu tập yoga khí công dưỡng sinh thiền có thể có tác dụng tốt trong nhiều trường hợp.

Cách phòng bệnh tốt nhất là phải phát hiện và điều trị triệt để các bệnh: viêm não mất ngủ các bệnh nhiễm khuẩn hen suyễn tránh các việc làm cho thần kinh bị căng thẳng. Không tự ý mua thuốc chữa bệnh để tránh tác dụng phụ của một số thuốc có thể gây mệt mỏi như thuốc điều trị tăng huyết áp giảm đau, thuốc hướng thần, thuốc chống dị ứng

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật