Suy dinh dưỡng thấp còi và cách phòng chống, bạn đã biết chưa?
Điểm ngưỡng Zscore dưới trừ 2 độ lệch chuẩn (<-2SD) là suy dinh dưỡng Nếu cân nặng theo tuổi
Các yếu tố nguy cơ gây SDD thấp còi
Cân nặng sơ sinh thấp dưới 2.500g bao gồm cả trẻ đẻ non vì SDD bào thai, trẻ không những nhẹ cân mà chiều dài cũng thấp. Nguyên nhân chủ yếu do người mẹ thiếu dinh dưỡng hoặc mắc bệnh trong thời kỳ mang thai làm cho thai nhi chậm phát triển trong tử cung
Chế độ nuôi dưỡng: dinh dưỡng có ảnh hưởng nhiều đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Nếu khẩu phần thiếu hụt protein năng lượng và các vi chất dinh dưỡng (kẽm,
sắt, iod vitamin A… ) không những làm cho trẻ bị SDD nhẹ cân mà còn ảnh hưởng đến phát triển chiều cao của trẻ nhất là ở những trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ và ăn bổ sung hợp lý (ăn bổ sung sớm, thức ăn đơn điệu, không đủ 4 nhóm thực phẩm).
Bệnh tật: trong 2 năm đầu tiên nếu trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn (tiêu chảy viêm phổi giun sán…) tái đi tái lại nhiều lần thường ảnh hưởng đến phát triển chiều cao trong những năm sau vì nhiễm khuẩn làm cho trẻ biếng ăn nôn trớ, khẩu phần đưa vào cơ thể bị thiếu hụt đồng thời giảm hấp thu các chất dinh dưỡng Một nghiên cứu được tiến hành ở Brazil cho thấy trong 2 năm đầu đời nếu trung bình trẻ bị 7 đợt tiêu chảy thì lúc 7 tuổi chiều cao của trẻ sẽ thấp hơn 3,6cm so với trẻ cùng tuổi không mắc bệnh.
Di truyền: trong gia đình nếu bố mẹ có chiều cao thấp thì con cái của họ cũng có nguy cơ thấp còi. Mặc dù yếu tố di truyền quy định tiềm năng cho sự phát triển của trẻ nhưng tác động của môi trường nhất là khi mức sống nâng cao chế độ dinh dưỡng được cải thiện thì sự tăng trưởng chiều cao có thể tăng hơn ở những thế hệ sau.
Yếu tố kinh tế văn hóa xã hội: SDD thấp còi cũng thường xảy ra ở những trẻ sống trong các hộ gia đình nghèo, đông con.
Hậu quả của SDD thấp còi
Hậu quả của SDD thấp còi thường ảnh hưởng đến phát triển thể lực trí lực sức khỏe và bệnh tật trước mắt và lâu dài. Trẻ thấp còi sẽ có chiều cao thấp ở tuổi trưởng thành ảnh hưởng đến tầm vóc nòi giống dân tộc. Sự thiếu hụt dinh dưỡng kéo dài làm giảm khả năng nhận thức, trí thông minh, kết quả học tập năng suất lao động và thu nhập quốc dân. Trẻ bị SDD thấp còi thường hay mắc các bệnh nhiễm khuẩn do suy giảm hệ miễn dịch và sau này cũng dễ có nguy cơ thừa cân béo phì đái tháo đường tim mạch, tăng huyết áp… Ở bé gái khi lớn lên nếu chiều cao thấp dễ gây đẻ khó, nguy cơ đẻ trẻ nhẹ cân (dưới 2.500g), chiều dài thấp và vòng đời SDD thấp còi lại tái diễn.
Phòng chống SDD thấp còi
Thời cơ vàng để phòng chống SDD thấp còi có hiệu quả là thời kỳ bà mẹ mang thai và trẻ em trong 2 năm đầu đời.
Chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ có thai: dinh dưỡng của bà mẹ trong thời kỳ mang thai có ảnh hưởng nhiều đến phát triển bào thai chế độ ăn phải đảm bảo nhu cầu protein năng lượng vitamin và khoáng chất để phòng chống thiếu năng lượng trường diễn thiếu máu thiếu canxi… Theo khuyến nghị của Viện dinh dưỡng (2007) nhu cầu năng lượng của phụ nữ mang thai cao hơn phụ nữ không có thai là 360kcal/ngày trong 3 tháng giữa và 475kcal/ngày trong 3 tháng cuối và nhu cầu protein cao hơn từ 10-18g/ngày. Thức ăn đa dạng và có đủ 4 nhóm thực phẩm (ngũ cốc khoai củ, đạm động vật, đậu đỗ, dầu mỡ rau xanh hoa quả). Ngoài chế độ ăn nên uống thêm viên sắt, acid folic (60mg sắt nguyên tố + 400mcg acid folic) để phòng chống thiếu máu và dị tật ống thần kinh thai nhi Cần khám thai định kỳ và theo dõi tăng cân từng quý để bổ sung dinh dưỡng kịp thời.
Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ trong 2 năm đầu đời: Đây là giai đoạn chuyển tiếp về nuôi dưỡng trẻ từ trong bụng mẹ đến môi trường bên ngoài tử cung, trẻ bắt đầu bú mẹ, ăn bổ sung rồi tiến tới các chế độ ăn cùng gia đình. Trong giai đoạn này trẻ tăng trưởng và phát triển nhanh nhưng hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh nên dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn nhất là tiêu chảy viêm đường hô hấp cấp… sữa mẹ là thức ăn tốt nhất đối với trẻ nhỏ, cho trẻ bú sớm ngay sau đẻ, bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu (180 ngày). Từ 6 tháng tuổi trở lên cho ăn bổ sung, thức ăn bổ sung có đủ 4 nhóm thực phẩm cùng với bú mẹ kéo dài 18-24 tháng. Khi trẻ bị bệnh không được kiêng khem quá mức, tiếp tục cho trẻ bú mẹ, ăn nhiều bữa trong ngày, thức ăn dễ tiêu hóa đủ dưỡng chất.
Ngoài ra bổ sung vi chất dinh dưỡng vitamin A, D, kẽm và tiêm chủng cho trẻ sẽ rất quan trọng giúp phòng chống SDD thấp còi.
- Thời điểm vàng ăn 1 bắp ngô tốt hơn uống bất cứ loại... (Chủ nhật, 20:20:00 21/02/2021)
- 10 thực phẩm hại thận 'khốc liệt' nhất, mê tới mấy... (Thứ bảy, 13:04:00 20/02/2021)
- 5 loại thực phẩm là tác nhân gây lão hóa sớm mà hầu hết... (Thứ bảy, 16:00:06 03/10/2020)
- 5 loại bánh tuyệt đối không ăn vào bữa sáng (Thứ bảy, 07:30:09 19/09/2020)
- Những người sau ăn ngô sẽ nguy hại vô cùng, đặc biệt là... (Thứ sáu, 20:35:00 18/09/2020)
- Quan niệm sai lầm về dinh dưỡng trong điều trị ung thư (Thứ tư, 21:20:00 16/09/2020)
- Những thực phẩm tưởng vô hại nhưng bé ăn càng nhiều càng... (Thứ bảy, 17:40:08 12/09/2020)
- 7 loại thực phẩm thà đói cũng nhất quyết đừng ăn khi bụng... (Thứ Ba, 19:00:01 04/08/2020)
- Vì sao ngủ nhiều giúp giảm cảm giác thèm ăn? (Thứ sáu, 21:00:04 31/07/2020)
- Cảnh báo 5 kiểu ăn sáng gây hại chẳng khác nào tự nuôi lớn... (Thứ sáu, 11:10:09 17/07/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:03 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:03 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:02 12/02/2023