Cẩm nang hướng dẫn cách chăm sóc trẻ nhỏ mắc bệnh sởi

Để tránh biến chứng cần kiêng gió, kiêng bẩn, cách ly trẻ, cho trẻ ở phòng thoáng, sáng, tránh gió lùa.

Những trẻ có nguy cơ mắc sởi cao là những trẻ có thể trạng yếu sinh non không được tiêm phòng vắc-xin phòng ngừa đầy đủ. Người lớn cũng có thể bị sởi nếu cơ thể không đủ miễn dịch với bệnh. Vậy khi trẻ bị sởi, cần chăm sóc như thế nào?

Cách phòng tránh biến chứng nguy hiểm từ sởi

Chăm sóc không đúng cách, sởi có thể gây những biến chứng nguy hiểm: tổn thương não nghiêm trọng, tâm thần phân liệt trầm cảm có thể dẫn đến tử vong

Trong thời gian bị sởi, trẻ thường kém ăn (nhất là những trẻ bị mọc nốt sởi trong họng), hơn nữa, đối với trẻ bị suy dinh dưỡng việc bị tiêu chảy trong thời gian này sẽ khiến tình trạng suy dinh dưỡng càng nặng hơn.

Ngoài ra bệnh sởi còn gây biến chứng viêm đường tiêu hóa (trẻ thường bị đi ngoài sống phân, tiêu chảy); bị biến chứng viêm đường hô hấp trên như viêm họng viêm tai giữa viêm đường hô hấp dưới như viêm phổi…

- Để tránh biến chứng cần kiêng gió, kiêng bẩn, cách ly trẻ, cho trẻ ở phòng thoáng, sáng, tránh gió lùa. Lau người cho trẻ hằng ngày bằng khăn sạch, mềm. Thường xuyên rửa mặt, lau miệng cho bé, thay ga, đệm, quần áo để đảm bảo giữ vệ sinh cho trẻ.

- Khi bị sởi, trẻ thường lười ăn, cha mẹ nên nấu các loại cháo sữa thức ăn dễ tiêu, cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày. Hơn nữa, có nhiều trường hợp nốt sởi mọc ngay trong đường ruột, nếu cho trẻ ăn nhiều chất xơ thức ăn cứng thì rất nguy hiểm, thậm chí gây chảy máu đường tiêu hóa. Nhất là cần đảm bảo cho trẻ uống đủ nước, nước hoa quả tươi.

- Khi bé bị sốt cao, cha mẹ có thể hạ nhiệt bằng thuốc paracetamol theo cân nặng, nhưng nếu không hạ nhiệt được phải đưa đến bệnh viện để phòng biến chứng. Chú ý theo dõi thân nhiệt hằng ngày, nhất là khi sởi bay có thể xảy ra biến chứng. Thường trẻ chỉ bị sốt khoảng 3 ngày, sau đó hạ sốt nốt sởi dần bay rồi mất hẳn, nhưng khi nốt sởi đã hết mà lại bùng lên sốt lại rất nguy hiểm, báo hiệu trẻ có thể đã bị nhiễm trùng phổi, não, tai, cần phải đưa ngay trẻ đến bệnh viện

Thực phẩm nên dùng khi trẻ bị sởi

Khi trẻ bị sởi, bạn nên dùng các thực phẩm như: củ năng đậu hũ cháo đậu đỏ cháo đậu xanh cháo cà rốt bắp cải cải bó xôi mía lau nấm hương củ cải đường hoa hiên (hoa kim châm) bí đỏ bông cải xanh bí đao rau dền đỏ dưa hấu dưa chuột lê, giấm gạo cá chép cá da trơn (cá ba sa, cá bông lau) cá hồi cá trích, thịt heo nạc nho trà xanh rong biển cà chua cà rốt chuối táo, lê đậu xanh hạt sen hạt mè, hạt ý dĩ…

Thực phẩm không nên dùng khi trẻ bị sởi

Trẻ em đang bị bệnh sởi không nên dùng các loại gia vị cay nóng như ớt hạt tiêu, quế hành tây tỏi cà ri, rau thì là… Những thực phẩm này có tác dụng trợ nhiệt, động huyết, gây ra những phản ứng bất lợi cho người bệnh.

Hạn chế các thức ăn chứa nhiều chất béo, thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, thức ăn nướng, xông khói nội tạng động vật, bánh kem, chocolate… Đây là những thức ăn rất dễ sinh đàm nhiệt, thấp nhiệt, động hỏa, cũng không có lợi cho người bệnh sởi

Nếu trẻ bị dị ứng khi ăn các thức ăn (như trái cây sấy khô, các loại hải sản như cua, ốc, nghêu, sò, mực, cá biển đậu phộng chocolate pho mát sữa trứng phụ gia thực phẩm các chất cay nóng, gây kích thích) thì nên tránh, không được dùng.

Với tình trạng dịch sởi đang diễn biến phức tạp như hiện nay, các chuyên gia y tế khuyến cáo, chỉ có biện pháp tiêm phòng mới có thể kiểm soát tốt được dịch sởi. Khi phát hiện trẻ có sốt phát ban cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được điều trị và cách ly kịp thời, tránh lây nhiễm cho cộng đồng.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật