Những lưu ý về dinh dưỡng cho một trái tim khỏe mạnh

Như chúng ta đã biết, bệnh tim là một trong số những bệnh hiểm nghèo với nguy cơ tử vong cao. Theo trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), khoảng 600.000 người Mỹ chết vì bệnh tim mỗi năm.

Hạn chế ăn các chất béo bão hòa

Về mặt dinh dưỡng có nhiều điều chúng ta có thể làm để cải thiện sức khỏe tim mạch. Một trong những lời khuyên dinh dưỡng hàng đầu để có một trái tim khỏe mạnh là hạn chế các chất béo bão hòa Chất béo bão hòa là chất béo không lành mạnh được tìm thấy chủ yếu trong các sản phẩm mỡ động vật như bơ sữa thịt dê chứa chất béo bão hòa. Những loại chất béo này có thể tích tụ trong động mạch và ngăn dòng chảy của máu đi khắp cơ thể, làm tăng lượng cholesterol xấu.

Thay vì chọn những thức ăn có chứa chất béo bão hòa, hãy chọn thức ăn có chất béo lành mạnh như dầu oliu sữa ít béo, thịt nạc, các loại rau và hạt.

Tăng lượng chất xơ

Chất xơ được tìm thấy trong rất nhiều thực phẩm như trái cây rau ngũ cốc nguyên hạt các loại hạt và rau, củ... có thể giúp cơ thể loại bỏ độc tố Cơ thể chúng ta không thể tiêu hóa chất xơ nên chất xơ di chuyển qua hệ tiêu hóa và cuốn theo các hạt chất béo, chất độc và chất thải, làm sạch máu tới tim. Bạn nên uống nhiều nước để giúp vận chuyển chất xơ đi khắp cơ thể tốt hơn.

Trái cây và rau không chỉ có lượng chất xơ cao, mà còn giàu vitamin khoáng chất chất chống oxy hóa và phynonutrients rất tốt cho một trái tim khỏe. Trái cây và rau đều ít calo và cung cấp cho cơ thể bạn những vitamin thiết yếu. Hãy thêm vào ngày mới của bạn những cốc sinh tố rau và trái cây tươi mát. Một cách khác để chế biến rau và trái cây bạn có thể tham khảo như nấu canh, làm nước sốt ăn kèm với bánh mì salad hay kem sữa.

Khẩu phần ăn hợp lý

Có một khẩu phần ăn hợp lý là rất quan trọng trong phòng ngừa và chữa trị các bệnh tim mạch Ăn vừa đủ thức ăn so với trọng lượng cơ thể của bản thân giúp ngăn ngừa tăng cân và làm giảm áp lực cho trái tim của bạn. Đừng tự bỏ đói bản thân với những bữa ăn nghèo dinh dưỡng bạn sẽ sớm bị kiệt sức khi làm việc. Bạn cũng không nên ăn bất cứ thứ gì sau 10h tối.

Loại bỏ chất béo chuyển hóa

Hầu hết các chất béo chuyển hóa là các chất béo nhân tạo được tìm thấy trong bánh ngọt, bánh nướng, bánh quy giòn khoai tây chiên...Chất béo chuyển hóa là chất béo cực kỳ nguy hiểm, không chỉ làm tăng lượng cholesterol xấu mà còn làm giảm lượng cholesterol tốt trong bạn, tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim. Hãy kiểm tra thành phần trên mỗi sản phẩm mà bạn mua để chắc chắn rằng không có các chất béo chuyển hóa (trans fat) trong sản phẩm.

Giảm lượng natri

Bên trọng cơ thể bạn natri hoạt động như một miếng bọt biển, làm cản trở mạch máu khiến máu phải được bơm mạnh hơn để có thể di chuyển hiệu quả trên khắp cơ thể, gây ra bệnh huyết áp cao ảnh hưởng đến tim. Một muỗng café muối chứa khoảng 2300- 2400 mg natri, đó là số natri tối đa một người khỏe mạnh có thể hấp thụ mỗi ngày để có trái tim khỏe mạnh.

Đối với những người lớn hơn 51 tuổi, những người được chuẩn đoán mắc bệnh cao huyết áp tiểu đường hoặc bệnh thận mãn tính, số natri tối đa có thể hấp thụ trong ngày khoảng 1500 mg. Cách dễ nhất để giảm lượng natri trong chế độ ăn uống là giảm các thực phẩm đóng hộp các thực phẩm chế biến sẵn.

Giảm tiêu thụ đường

Khi nói đến bệnh tim nhiều người nghĩ rằng căn bệnh này không lên quan đến lương đường mà chúng ta tiêu thụ. Tuy nhiên, đây là một suy nghĩ sai lầm. Lượng đường dư thừa trong cơ thể có thể làm tăng huyết áp cholesterol và triglycerides (hạt chất béo được tìm thấy trong máu của bạn), tất cả đều gây tổn hại cho trái tim của bạn. Cùng với đó, lượng đường dư thừa có thể dẫn đến tăng cân một dấu hiệu phản ánh sức khỏe tim mạch của bạn. Bạn nên ăn trái cây thay vì các món tráng miệng có hàm lượng đường cao, và socola đen thay vì những thanh kẹo.

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật