Uống thuốc với nước trái cây có sao không, tại sao?

Uống thuốc với nước trái cây có sao không? Để trả lời cho câu hỏi này, sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nhé!

Uống thuốc với nước trái cây có sao không, tại sao? 

Đồ ănthức uống có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc uốngthế nhưng có nhiều người rất thích dùng nước ép trái cây để uống thuốc, hoặc uống thuốc với nước xong, vội vàng ăn thật nhiều trái cây để làm mất dư vị khó chịu của thuốc. Nên biết rằng, nhiều loại nước trái cây hiện nay đã được chứng minh là gây hại nếu uống chung với thuốc.

Uống thuốc với nước trái cây có sao không?

Uống thuốc với nước trái cây có sao không?



1. Trái cam, quýt, chanh

Ai cũng biết rằng loại quả cam quýt chanh có chứa rất nhiều vitamin C A cùng nhiều khoáng chất rất tốt cho sự phát triển của cơ thể giúp tăng cường hệ miễn dịch tốt cho da Tuy nhiên chúng lại hoàn toàn không thích hợp với những người đang mắc bệnh liên quan đến đau dạ dày dạ dày bị dư acid hay bị chứng ợ chua đeo bám.

Nước cam quýt, chanh có chứa nhiều axit, không nên kết hợp với thuốc chống axit có chứa nhôm. Nếu ăn cam, quýt hoặc uống nước loại quả này cùng với thuốc kháng viêm không sieroid (ibuprofen Diclofenac ), trị bệnh đau dạ dày chúng sẽ làm tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn, gây bỏng rát dạ dày và tăng lượng axit.

Nước cam, chanh cũng chống chỉ định khi dùng chung với các loại thuốc kháng sinh như: ampicillin erythromycin lincomycin... vì các kháng sinh này sẽ bị hỏng do kém bền vững ở môi trường axit. Kết hợp nước uống loại quả họ cam quýt với Dextromethorphan chữa ho có thể làm tăng nguy cơ bị phản ứng phụ, khiến bạn bị ảo giác và buồn ngủ.

Ảnh hưởng của các loại trái cây này với thuốc dextromethorphan có thể kéo dài trong một ngày hoặc lâu hơn, vì vậy tốt nhất không ăn chúng khi đang sử dụng dextromethorphan.

Nước cam không nên uống chung với thuốc kháng sinh

Nước cam không nên uống chung với thuốc kháng sinh

2. Chuối

Chuối có chứa hàm lượng kali cao nên không được dùng chung với thuốc lợi tiểu tiết kiệm kali (spironolacton, triamteren, amilorid...). Bởi nếu dùng chung hai loại này sẽ làm tăng sự tích lũy kali trong cơ thể có thể gây biến chứng về tim mạch và huyết áp

3. Nước nho ép

Dùng nước nho ép để uống thuốc có thể làm giảm tác dụng và làm tăng phản ứng phụ của thuốc chữa bệnh. Điều này được lý giải là do nước nho ép có thể ức chế các men trong quá trình hấp thụ thuốc, chẳng hạn như thuốc điều trị bệnh tim mạch và thuốc chống nấm (nistatin, fluconazole...).

4. Nước ép táo

Hãy tránh nước ép táo, cam trong vòng 4 giờ trước và sau khi bạn đã uống thuốc kháng histamin là fexofenadine để làm giảm các triệu chứng dị ứng Các loại nước quả trên ức chế peptide (là những protein có cấu trúc đoạn ngắn khoảng từ hai đến vài chục axit amin nối với nhau) vận chuyển thuốc từ đường ruột vào máu. Sự kết hợp của các loại nước quả này với thuốc chống dị ứng fexofenadine khiến hiệu quả của thuốc trong việc ngăn chặn hắt hơi sổ mũi giảm tới 70%.

Các loại thuốc khác cũng được vận chuyển với sự giúp đỡ của peptide, vì thế không nên uống các loại nước quả này khi uống các loại thuốc chống dị ứng thuốc chữa bệnh tuyến giáp có chứa levothyroxine hoặc thuốc điều trị dị ứnghen suyễn chứa natri montelukast.

Không nên uống thuốc với nước ép táo

Không nên uống thuốc với nước ép táo

5. Nước ép quả bưởi

Nước ép bưởi có ảnh hưởng nghiêm trọng nhất tới hiệu quả của thuốc khi uống vào cơ thể. Nước ép bưởi làm tăng sự hấp thu thuốc quá nhiều vào máu, có thể gây nguy hiểm. Không nên ăn bưởi khi uống một số loại thuốc sau:

Nhóm thuốc hạ cholesterol trong máu: Nếu bạn đang uống các loại thuốc nhằm giảm cholesterol thì đừng nên ăn bưởi, vì nó sẽ khiến cho một lượng lớn thuốc đọng lại trong cơ thể, không phát huy được tác dụng, dẫn đến tổn thương gan và suy nhược cơ bắp. Nước bưởi khi dùng chung với simvastatine hoặc atorvastatine có thể làm tăng sự hấp thu của thuốc lên gấp 15 lần và gây tác dụng phụ nghiêm trọng ở cơ.

Các thuốc suy giảm miễn dịch dùng để chống thải ghép (tacrolimus, ciclosporine...): Khi dùng chung với nước bưởi thường xuyên sẽ gây độc hại cho thận

Các thuốc an thần thuốc ngủ: Khi dùng với nhóm thuốc này, ăn bưởi sẽ gây ra cảm giác chóng mặt

Lưu ý: Dù ăn hoặc uống nước ép bưởi 2 giờ trước hoặc sau khi uống thuốc vẫn có thể còn tác hại, vì vậy tốt nhất là tránh ăn loại quả này khi đang uống các loại thuốc trên.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật