6 kiêng 7 kỵ khi ăn cua đồng nên nhớ tránh nguy hiểm sức khỏe
Thời tiết lập thu là khoảng thời gian cua đồng béo nhất, món canh cua nóng nghi ngút khói ngày gió trở mùa luôn là món ăn hấp dẫn trong mâm cơm của các gia đình đồng bằng Bắc bộ. Đậm đà, ngon lạ miệng và giàu dinh dưỡng là những nhận xét đầy ưu ái cho món cua đồng.
Yếu tố dinh dưỡng nhiều canxi rất tốt cho sức khỏe mà món cua đồng đem lại khiến nó luôn được các bà nội trợ ưu ái lựa chọn cho mâm cơm gia đình, thế nhưng những đặc tính của cua đồng khiến món ăn ngon này trở nên nguy hại. Nếu không cẩn trọng khi ăn có thể nguy hại đến tính mạng.
Sau đây là những lưu ý cần thiết '6 kiêng 7 kị' cho bạn khi lựa chọn món cua đồng khi sử dụng làm thực phẩm
6 điều kiêng khi dùng cua làm thực phẩm
1. Ăn cua chết
Cua chết sẽ sinh ra chất độc gây hại cơ thể
Có hai điều cần chú ý khi chọn cua là chọn những con cua cái to khỏe, béo và còn sống. Nguyên nhân là cua chết không những làm mùi vị của món ăn kém thơm ngon mà còn sinh ra độc tố có hại rất nguy hiểm. Trong cua có rất nhiều loại dinh dưỡng trong đó có axit amin histidine là loại a-xít 'tối cần thiết'. Khi cua chết, hoạt chất này sẽ biến đổi thành chất độc histamine gây dị ứng hệ miễn dịch Nếu cua chết càng lâu thì lượng chất độc histamine sinh ra càng nhiều, khi ăn vào sẽ gặp các triệu trứng nhiễm độc như đau bụng đau đầu choáng váng tức ngực ngạt thở và nôn mửa
2. Ăn đi ăn lại, hay không sử dụng ngay
Khi chế biến cua đồng, nên chế biến đến đâu sử dụng hết đến đó, bởi thịt cua có chứa rất nhiều chất đạm cũng như chất dinh dưỡng khác, sau khi tiếp xúc với môi trường sẽ dễ bị các vi khuẩn có hại làm hỏng, gây ôi thiu… Đặc biệt trong tiết trời hè hay đang chuyển mùa, việc nấu lại cua không những làm mất đi nhiều chất dinh dưỡng mà còn có thể thịt cua bị biến chất, gây độc.
3. Ăn cua sống
Rất nhiều vùng của Việt Nam có thói quen giã nát vỏ cua đắp lên vết thương hay dùng thịt cua sống để làm gỏi. Điều này là vô cùng nguy hiểm bởi trong thịt cua có chứa nang trùng hút máu phổi tên khoa học là 'lungfluke' và loại sán lá gây bệnh. Khi hai loại vi trùng này xâm nhập vào cơ thể sẽ gây ra các bệnh nguy hiểm cũng như các biến chứng khó lường, thậm chí là tử vong
4. Không bỏ dạ dày khi chế biến
Cua đồng là loại động vật sống trong hang, ưa nước sạch, hay sống dưới đáy ruộng, ao bùn, thường ăn xác các loại động vật chết hoặc các chất mùn để sống. Vì vậy trong dạ dày cua thường có rất nhiều vi khuẩn có hại. Khi chế biến, quá trình tiêu hóa của cua dừng lại đồng nghĩa với nhiều loại vi khuẩn không được tiêu hóa. Nếu rửa cua không sạch, nấu không kỹ thì ta vô tình ăn cả những ký sinh trên vỏ, cũng như vi khuẩn trong dạ dày từ đó gây nên nhiều bệnh nguy hiểm.
5. Uống trà khi ăn cua
Không nên uống nước trà sau khi ăn cua, nhiều người sau khi ăn cua thường thấy tanh, nồng và lạnh bụng nên hay uống trà nóng để giữ ấm cơ thể. Điều này hoàn toàn không nên. Trong trà xanh có một lượng lớn các hoạt chất có tính kiềm, đặc biệt là chất tannin Hai chất này có ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hoá của cơ thể vì sau khi đi vào dạ dày chúng có khả năng gây ức chế quá trình phân giải, làm loãng các men tiêu hóa khó phân giải các chất dinh dưỡng có trong thức ăn. Từ đó dễ dẫn đến đầy bụng khó tiêu Ngoài ra, tanin khi kết hợp với protein có rất nhiều trong thịt sẽ kết tủa, vón cục tạo thành cặn, sạn nhỏ dễ gây ra sỏi thận
6. Ăn hồng khi ăn cua
Tiết trời chuyển thu là thời điểm mà cua đồng béo nhất cũng là mùa hồng chín, nhiều gia đình thường sử dụng hồng làm món ăn tráng miệng sau khi ăn cơm. Điều này rất kỵ đối với những bữa ăn có cua làm thực phẩm bởi như nước chè, chất tamin trong hồng sẽ khiến cho các chất dinh dưỡng khó phân hủy, kết hợp với protein tạo nên cặn, các chất rắn này lưu lại trong ruột gây lên men, thối rữa tạo hiện tượng đau bụng đầy hơi khó tiêu hay nặng hơn đó là sỏi thận.
7 đối tượng kị không được phép ăn cua
1. Phụ nữ có thai
Phụ nữ có thai không nên ăn cua
Trong Đông y, cua đồng có tính độc, công năng phá, nên thường dùng để dĩ độc trị độc, chữa các bệnh nhiễm độc nhẹ, cũng như phá các khối u Phụ nữ mang thai những tháng đầu hay thai nhi yếu tuyệt đối không nên ăn cua đồng. Một là do tính độc trong cua không tốt cho sự phát triển của trẻ. Hai là do tính hàn sẽ dễ gây ra đau bụng, đặc biệt công năng phá thai cũng gần giống như một khối u trong cơ thể nên nếu ăn cua đồng sẽ dễ bị sảy thai hoặc sinh non
2. Người bị cảm lạnh, tiêu chảy
Người bị cảm lạnh tiêu chảy không nên dùng cua đồng. Như đã biết, tính hàn trong cua đồng sẽ khiến cho các bệnh do nhiễm lạnh càng chuyển biến nặng. Người bụng dạ yếu cũng đã rất dễ bị tiêu chảy Nếu đang bị tiêu chảy mà ăn thêm cua đồng sẽ càng khiến bệnh nặng và khó chữa hơn, đặc biệt là đau quặn thắt vùng bụng, hoặc gây nôn mửa vô cùng khó chịu.
3. Người bị bệnh gút
Có 2 lý do chính khiến người bị bệnh gút không được phép ăn cua đồng. Thứ nhất là do hàm lượng protein trong cua đồng rất cao, điều này khiến bệnh gút chuyển biến trầm trọng thêm. Thứ hai là tính hàn của cua đồng làm cho các chỗ sưng bị bệnh, dễ bị nhiễm lạnh, phát bệnh gây đau nhức, sưng tấy. Vì vậy cần lưu ý khi sử dụng.
4. Người mới ốm dậy
Hệ tiêu hóa của người mới ốm dậy chưa thật sự ổn định, do khoảng thời gian dài tiếp xúc với các thức ăn giàu dinh dưỡng hấp thu trực tiếp, thức ăn dạng lỏng dễ tiêu hóa, thế nên thường rất yếu, dễ bị nhiễm lạnh và đau bụng. Cua đồng là thực phẩm mang tính hàn, vì vậy, khi chế biến cần nấu chung các loại thực phẩm khác với hàm lượng nhỏ, hoặc hạn chế không sử dụng.
5. Người bị dị ứng
Cua đồng là món ăn ngon phổ biến, nhưng cũng như nhiều loại thực phẩm khác có nhiều người bị dị ứng khi ăn thực phẩm không phù hợp, đặc biệt do cua đồng có rất nhiều hàm lượng các hoạt chất với nồng độ cao. Vì vậy khi ăn, người bị dị ứng nhanh chóng sẽ có những biểu hiện của bệnh như mẩn ngứa nổi đỏ hay khó thở Lúc này, bạn cần dừng ăn cua, uống nhiều nước và tìm đến cơ sở y tế gần nhất.
6. Người có tiền sử cao huyết áp và tim mạch
Cua đồng càng béo ngậy thì hàm lượng chất béo trong cua càng cao. Việc ăn nhiều cua đồng sẽ khiến cholesterol trong máu tăng cao. Điều này đặc biệt nguy hiểm đối với những người có tiền sử về tim mạch và huyết áp Dù không ảnh hưởng trực tiếp nhưng quá trình tích tụ cholesterol lâu dài sẽ khiến bệnh chuyển biến nặng.
7. Người bị hen, cảm cúm
Theo Đông y cổ truyền, cua đồng vốn có tính hàn, hạn chế sử dụng cho những người hay bị nhiễm lạnh, dính gió, đặc biệt là bị ho hen và cảm cúm Vì tính hàn sẽ làm cho cơn hen trở nên nặng hơn khó thở và ho liên tục. Tuy nhiên vẫn có thể dùng hạn chế chứ không cần phải kiêng khem tuyệt đối.
- 6 đối tượng tuyệt đối không được ăn đậu phụ, đừng cố... (Chủ nhật, 13:33:08 23/05/2021)
- Thịt vịt là thuốc bổ trong Đông y nhưng ăn chung với 3 thực... (Thứ năm, 13:47:05 29/04/2021)
- Ăn kim chi rất tốt nhưng đây là “đại kị” nhớ phải tránh... (Thứ Ba, 12:44:09 30/03/2021)
- Những thực phẩm ăn cùng tỏi sẽ sinh độc tố, chớ dại dùng... (Thứ Hai, 18:52:01 05/10/2020)
- Rước họa vào thân vì ăn thanh long sai cách (Thứ Hai, 10:00:00 05/10/2020)
- Bác sĩ vạch trần thứ đại kỵ với bưởi, ăn cùng lúc sẽ... (Thứ Ba, 20:06:04 29/09/2020)
- Rau mồng tơi lành tính nhưng ăn theo 7 cách sau là "cực... (Thứ sáu, 12:20:00 25/09/2020)
- Những người ăn giá đỗ sẽ hại sức khỏe vô cùng (Thứ Ba, 12:30:07 15/09/2020)
- 5 thực phẩm đại kị với dưa chuột, xem loại thứ 2 ai cũng... (Thứ Hai, 13:35:04 31/08/2020)
- Những loại rau không nên luộc, vì bao nhiêu dinh dưỡng đều bị... (Chủ nhật, 19:45:05 23/08/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:08 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:03 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:07 12/02/2023