8 dấu hiệu cảnh báo ung thư cổ tử cung, có thể bạn chưa biết

Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư hay gặp và có tỉ lệ tử vong cao ở phụ nữ. Ở nước ta, mỗi ngày có khoảng chín phụ nữ tử vong vì ung thư cổ tử cung (CTC). Mỗi năm, có trên 5.000 trường hợp mắc và hơn 2.000 trường hợp tử vong vì căn bệnh này. Tuy nhiên, ung thư CTC có thể chữa khỏi nếu được sàng lọc và phát hiện sớm và rất khó điều trị nếu bệnh ở giai đoạn muộn. Vì vậy, chị em phụ nữ cần khám sàng lọc định kì ung thư CTC đặc biệt là khi có những dấu hiệu sau đây:

1. Dịch tiết âm đạo bất thường

Dịch tiết âm đạo là chất nhầy được sản xuất từ cổ tử cung của người phụ nữ Bình thường dịch tiết âm đạo có màu trong suốt, hơi đặc hoặc trong, dính, số lượng ít và không chảy ra ngoài.

Màu sắc dịch âm đạo có thể từ trắng trong tới trắng sữa tùy thuộc vào thời gian chu kỳ kinh nguyệt Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy dịch âm đạo của mình bỗng nhiên tiết ra nhiều, có thể lẫn máu, có màu vàng, xuất hiện giữa kỳ kinh hoặc sau mãn kinh... thì có thể đó là dấu hiệu của bệnh ung thư cổ tử cung.

2. Chảy máu âm đạo bất thường

Đây là hiện tượng rõ rệt nhất của ung thư cổ tử cung giai đoạn I, trong đó dịch tiết âm đạo có thể lẫn máu, và thường xuất hiện ở phụ nữ lớn tuổi chảy máu âm đạo thường xẩy ra sau quan hệ tình dục giữa chu kỳ kinh nguyệt chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn hoặc ra máu nhiều hơn, chảy máu ở thời kì mãn kinh, chảy máu sau khi thụt rửa hoặc khám phụ khoa là dấu hiệu hay gặp ở ung thư cổ tử cung.

3. Cảm thấy đau khi đi tiểu

Thói quen đi tiểu cũng có thể cảnh báo căn bệnh ung thư Triệu chứng rõ ràng và phổ biến nhất là khó chịu khi đi tiểu. Người bệnh có cảm giác bị châm chích, khó chịu. Nếu bạn thấy số lần đi tiểu nhiều hơn, tiểu tiện mất kiểm soát nước tiểu có màu, mùi bất thường, đặc biệt là đi tiểu ra máu bạn nên đi khám ngay. Thông thường, các triệu chứng tiết niệu xảy ra khi ung thư đã lan đến các mô lân cận.

4. Rối loạn kinh nguyệt

Chu kỳ kinh nguyệt không đều cũng có thể là một dấu hiệu của ung thư cổ tử cung.

Thời gian, tần số, hoặc thay đổi thói quen thường xuyên có thể liên quan tới nguy cơ ung thư cổ tử cung.

5. Đau khi quan hệ

Đau sau quan hệ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, ví dụ như quan hệ tình dục quá mạnh bạo, khô hạn âm đạo hay mãn kinh thiếu dịch bôi trơn. Tuy nhiên nếu các cơn đau vẫn xuất hiện với tần suất lớn sau khi quan hệ được vài ngày thì bạn nên cẩn thận khám sàng lọc ung thư cổ tử cung.

6. Đau vùng chậu

Đau vùng chậu thường gặp ở phụ nữ. Nhưng khi cơn đau kéo dài trong một thời gian, xảy ra thường xuyên, hoặc trở nên nặng hơn, bạn cần đến bệnh viện để kiểm tra. Các cơn đau do ung thư cổ tử cung thường kéo dài và xẩy ra thường xuyên, ngày sau đau nặng hơn ngày trước. Cơn đau ban đầu lan từ tử cung, bụng dưới sẽ lan ra thắt lưng và các khớp. Đặc biệt khi đến kì kinh, đại tiện hoặc sau khi quan hệ, các cơn đau sẽ càng trầm trọng hơn.

7. Đau hoặc phù chân.

Một số trường hợp người bệnh còn thấy hai chân sưng phù và đau nhức do tử cung bị căng phồng chèn ép máu không đến được tứ chi. Tuy nhiên ít người nghĩ biểu hiện này liên quan đến ung thư cổ tử cung nên khó để chẩn đoán và phát hiện kịp thời

8. Mệt mỏi và giảm cân không rõ nguyên nhân

Hầu hết các bệnh ung thư đều gây ra hiện tưởng giảm cân chán ăn Sưng cổ tử cung nén dạ dày làm bạn không còn muốn ăn uống ung thư cổ tử cung cũng làm giảm số lượng tế bào hồng cầu khỏe mạnh và thay thế bằng các tế bào máu trắng để cố gắng chiến đấu với căn bệnh này. Điều này có thể gây ra thiếu máu thường làm cho phụ nữ cảm thấy mệt mỏi không rõ nguyên nhân, thiếu năng lượng…

Cách phòng ngừa ung thư cổ tử cung

Tiêm phòng HPV

Nguyên nhân phổ biến nhất của ung thư cổ tử cung là do virus HPV. Hiện nay đã có vaccin chủng ngừa HPV, nữ trong độ tuổi từ 9 đến 26, chưa hoặc đã quan hệ tình dục đều có thể tiêm văcxin. Theo khuyến cáo, cần tiêm đủ 3 mũi văcxin ngừa HPV trong vòng 6 tháng.

Hạn chế sử dụng thuốc tránh thai và các liệu pháp hormon:

Có một số nghiên cứu đã chứng minh rằng, sử dụng thuốc tránh thai hay các liệu pháp hormon liên tục có thể gây ra ung thư cổ tử cung. Điều này chủ yếu do sự thay đổi mô hình hoóc-môn gây ra bất thường trong tế bào. Do đó bạn nên hạn chế sử dụng các liệu pháp này hoặc tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ trong trường hợp bắt buộc.

Tình dục an toàn



Để không bị nhiễm virus HPV, bác sĩ khuyên mọi người nâng cao ý thức thực hành tình dục an toàn, hạn chế dùng thuốc tránh thai đặc biệt là thuốc tránh thai khẩn cấp Thay vào đó nên áp dụng các biện pháp tránh thai an toàn như bao cao su

Chế độ ăn uống lành mạnh, không hút thuốc lá, hạn chế bia rượu

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức đề kháng chống lại các nguy cơ gây bệnh ung thư nói chung ung thư cổ tử cung nói riêng phụ nữ nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin E, A, C và canxi là những chất chống ôxy hóa giúp bảo vệ tế bào khỏi các gốc tự do, từ đó ngăn ngừa ung thư Những thực phẩm giúp giúp cung cấp nhiều chất chống oxi hóa như nghệ cà chua súp lơ xanh cà rốt trà xanh

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật