Ðề phòng tử vong do sốt rét ác tính ở thai phụ chỉ bằng những cách này!

Sau thời gian phòng chống tích cực, tình hình sốt rét tại nước ta đã giảm xuống tốt ở nhiều địa phương. Tuy vậy, hiện nay, sốt rét đang có xu hướng phát triển và quay trở lại tại một số nơi. Nếu phụ nữ có thai mắc sốt rét rất dễ có nguy cơ bị sốt rét ác tính dẫn đến tử vong. Cần quan tâm đến đối tượng này để phát hiện, xử trí, điều trị phù hợp nhằm hạn chế tử vong ở các bà mẹ, kể cả thai nhi.

Đặc điểm sốt rét ác tính ở  thai phụ

Trong các vùng sốt rét lưu hành, nếu phụ nữ mang thai mắc sốt rét rất dễ có nguy cơ bị sốt rét ác tính gây sảy thai thai chết lưu trong bụng mẹ, đẻ non trẻ sơ sinh suy dinh dưỡng nếu sống sau khi đẻ non và điều quan trong nhất là người mẹ có thể tử vong

Ở vùng sốt rét lưu hành nặng phụ nữ mang thai vào quý 1 và quý 2 của thai kỳ sẽ có tỷ lệ bị nhiễm ký sinh trùng sốt rét nhiều hơn các phụ nữ khác cùng sống tại địa phương và mật độ của ký sinh trùng sốt rét ở nhau thai cũng thường tập trung nhiều hơn ở máu ngoại vi. Bệnh cảnh lâm sàng chuyển biến nặng; hay bị thiếu máu hạ đường huyết phù phổi cấp và dễ dẫn đến sốt rét ác tính gây hậu quả tử vong nếu không được phát hiện, xử trí kịp thời. Thực tế, các nhà khoa học đã khẳng định tỷ lệ chuyển đổi từ sốt rét sang sốt rét ác tính ở phụ nữ mang thai mắc sốt rét thường cao hơn so với các phụ nữ mắc sốt rét nhưng không mang thai. Điều này là sự cảnh báo để chủ động phòng ngừa những trường hợp tử vong do sốt rét ác tính ở phụ nữ mang thai ở các cơ sở.

Hạ đường huyết là biến chứng khá phổ biến ở phụ nữ mang thai mắc sốt rét ác tính thể não và có thể gặp với tỷ lệ 50% các trường hợp bệnh nhân được điều trị bằng thuốc đặc hiệu quinine, có khi xuất hiện ngay trong lần sử dụng liều quinine đầu tiên bằng đường tĩnh mạch Trong thời kỳ thai nghén tế bào của tụy tạng thường tăng, đáp ứng đối với những tác nhân kích thích tiết nội tiết tố insuline như thuốc quinine. Biến chứng hạ đường huyết thường khó phát hiện trên lâm sàng, đôi khi có kèm theo dấu hiệu động thai suy thai với tim thai đập chậm và yếu hoặc nhiễm toan lactic ở người mẹ. Thực tế ghi nhận phụ nữ mang thai bị mắc sốt rét trong quý 2 và quý 3 của thai kỳ được điều trị bằng thuốc quinine cũng có thể bị hạ đường huyết với các triệu chứng như chịu nhịn đói kém, hay vã nhiều mồ hôi thỉnh thoảng bất tỉnh... vì vậy, cần được phân biệt với các triệu chứng của sốt rét ác tính thể não.

Phù phổi cấp là biến chứng trầm trọng có khả năng xảy ra ở những phụ nữ mang thai bị sốt rét ác tính. Biến chứng này có liên quan đến việc truyền dịch không được giám sát chặt chẽ về áp lực tĩnh mạch trung ương và thường xảy ra ngay sau khi phụ nữ sinh con do đẻ non. Trên lâm sàng, cần lưu ý đến các trường hợp đã được cảnh báo.

Cơn co thắt tử cung cũng thường xảy ra khi phụ nữ mang thai bị mắc sốt rét ác tính nhưng chưa có tính miễn dịch đối với bệnh sốt rét. Cơn sốt càng cao thì cơn co thắt tử cung càng mạnh và nhanh dẫn đến tình trạng đe dọa suy thai sảy thai hoặc đẻ non. Đối với các trường hợp phụ nữ mang thai mắc sốt rét đã được chữa trị khỏi bệnh, không đẻ non thì sự phát triển của thai nhi cũng bị chậm lại một thời gian và trẻ sinh ra thường không đủ cân nặng.

Ở các vùng sốt rét lưu hành, có một số trường hợp phụ nữ mang thai mắc sốt rét nhưng không có triệu chứng lâm sàng, trẻ được sinh ra thường suy dinh dưỡng có liên quan đến tình trạng nhiễm ký sinh trùng ở trong máu người mẹ.

Ngoài ra, phụ nữ mang thai mắc sốt rét hoặc bị sốt rét ác tính dễ bị bội nhiễm thêm các bệnh lý khác như viêm phổi viêm màng não nhiễm khuẩn đường tiết niệu khi được dẫn lưu nước tiểu

Trong hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh sốt rét được Bộ Y tế ban hành đã có lưu ý một số biểu hiện thường gặp đối với sốt rét ác tính ở phụ nữ mang thai là: hạ đường huyết thường sau khi điều trị bằng thuốc quinine thiếu máu sảy thai đẻ non nhiễm trùng hậu sản sau khi sảy thai hoặc đẻ non. Vì vậy, cần quan tâm đến vấn đề này.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật