Mách bạn cách phòng ngừa viêm đường hô hấp cấp do virut hiệu quả

Trong thời điểm giao mùa hiện nay, ngoài sự bùng phát của dịch cúm A/H1N1 thì nhiều loại virut khác cũng đang là nguyên nhân gây ra các triệu chứng sốt, viêm đường hô hấp cấp. Đây là bệnh ai cũng dễ mắc phải, những người có sẵn các bệnh tim, phổi hoặc bệnh tự miễn sẽ có nguy cơ biến chứng nặng, nhất là người già và trẻ em.

Các dấu hiệu bệnh khởi phát nhanh

Đây là bệnh viêm đường hô hấp chủ yếu do virut, các biểu hiện thường thấy của bệnh là khởi phát sốt, có thể sốt cao đột ngột, một vài triệu chứng khác đi kèm như người bệnh thấy ớn lạnh, lạnh đau đầu đau toàn thân mệt mỏi chán ăn Đối với trẻ em có thể kèm theo rối loạn tiêu hoá như tiêu chảy nhẹ. Các triệu chứng khu trú cũng xảy ra ở nhiều nơi khác nhau trong

đường hô hấp hoặc đơn thuần hoặc phối hợp như viêm mũi viêm họng viêm thanh quản viêm thanh khí quản, viêm phế quản viêm phế quản phế nang và viêm phổi các bệnh này có thể kết hợp với viêm kết mạc mắt, nhất là vào mùa đông - xuân. Triệu chứng của bệnh thường kéo dài từ 2- 5 ngày, ít có biến chứng. Tuy nhiên bệnh có thể gây biến chứng viêm xoang viêm tai giữa hoặc viêm phổi do bội nhiễm vi khuẩn

Đối với trẻ nhỏ, các biểu hiện của bệnh đôi khi dễ nhầm lẫn với viêm phổi nhiễm khuẩn huyết và viêm não. Do vậy cần phải được chẩn đoán phân biệt căn nguyên gây bệnh từ các chất tiết đường hô hấp bằng biện pháp nuôi cấy tế bào hay bằng xét nghiệm sinh học phân tử... Trên cơ sở các dấu hiệu lâm sàng, các kỹ thuật xét nghiệm hiện đại này sẽ giúp cho các bác sĩ có được kết quả chính xác nhất để đưa ra biện pháp điều trị phù hợp.

Thủ phạm chính của bệnh là gì?

Căn nguyên chính gây ra bệnh sốt cấp tính đường hô hấp là virut hợp bào (RSV); virut adeno đặc biệt là các týp 1-5, 7, 14 và 21; virut rhino; một vài virut corona; một vài týp của virut coxsackie nhóm A và B; virut echo. Các virut cúm có thể có triệu chứng lâm sàng tương tự, đặc biệt là ở trẻ em. Một số tác nhân này có thể gây bệnh nặng hơn, một số khác chỉ gây bệnh cho các nhóm tuổi và quần thể dân cư nào đó.

Virut hợp bào là căn nguyên gây bệnh chính đường hô hấp ở trẻ dưới 2 tuổi, đó là bệnh viêm phế quản phế nang viêm phế quản viêm thanh khí quản viêm tai giữacác bệnh sốt đường hô hấp trên. Còn các virut á cúm lại là thủ phạm chủ yếu của bệnh viêm thanh khí quản, nó cũng là nguyên nhân gây viêm phế quản viêm phổi viêm phế quản phế nang và bệnh sốt đường hô hấp trên ở trẻ em. Virut hợp bào và virut á cúm còn là nguyên nhân gây nên hội chứng bệnh đường hô hấp ở người lớn, đặc biệt ở người già yếu.

Thông thường mọi người đều có thể bị cảm nhiễm với các loại virut gây bệnh này, nhưng bệnh thường mắc nhiều hơn, dễ hơn và nặng hơn ở người già và trẻ em. Bệnh được lây truyền trực tiếp bằng đường miệng hoặc các giọt nước bọt li ti bắn ra khi nói chuyện, gián tiếp lây truyền qua tay, khăn mùi xoa, các đồ uống của người bệnh. Virut adeno có thể truyền bệnh bằng đường phân- miệng, các vụ dịch do virut adeno các týp 3, 4, 7 thường xảy ra sau khi tắm ở bể bơi công cộng

Sốt cấp tính đường hô hấp là bệnh xảy ra trên toàn cầu, ở các nước nhiệt đới như Việt Nam, bệnh xảy ra nhiều hơn vào thời tiết lạnh và ẩm. Trung bình một năm trẻ em có thể mắc bệnh từ 1- 6 lần tùy thuộc vào sự mẫn cảm của cơ thể và độc lực của virut. Sau khi nhiễm virut sẽ tạo ra kháng thể đặc hiệu nhưng thời gian miễn dịch rất ngắn vì thế rất dễ bị mắc lại. Tuy là bệnh nhẹ nhưng với người có sẵn bệnh tim bệnh phổi thì bệnh có thể trở nên nghiêm trọng.

Chú trọng phòng bệnh trong tình hình dịch cúm A/H1N1 bùng phát

Các thuốc hạ sốt có thể được sử dụng trong những trường hợp sốt cao nhưng không phải tất cả. Các nguyên nhân bệnh do virut hiện vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Không nên dùng kháng sinh cho bệnh viêm đường hô hấp do virut, chỉ dùng kháng sinh cho bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn nhóm A, các bệnh nhân có biến chứng do vi khuẩn như viêm tai giữa viêm phổi viêm xoang

Ngoài sự lây nhiễm trong những khu vực đông dân cư như nhà trẻ, trường học, thì môi trường bệnh viện cũng là yếu tố thuận lợi cho các virut này xâm nhập cơ thể người bệnh, do cơ chế lây nhiễm chéo. Để phòng bệnh, đặc biệt là trong mùa lạnh, trẻ em và người già cần được giữ ấm cơ thể, tránh tiếp xúc với người mắc bệnh, ăn đủ chất dinh dưỡng không nên cho trẻ nhỏ đến những nơi đông người, mọi người cần dùng khẩu trang nếu có tiếp xúc với nguồn lây bệnh, thực hiện tốt nguyên tắc bàn tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, đặc biệt trong tình hình dịch cúm A/H1N1 gia tăng như hiện nay. Những trường hợp dễ mắc nên được tiêm vaccin cúm mùa vaccin Hib để phòng bệnh.

Nếu trẻ em và người già phải tiếp xúc với khói thuốc lá thì nguy cơ mắc bệnh và các biến chứng nặng ở đường hô hấp sẽ nặng hơn, do đó cần được loại bỏ tác nhân này để phòng bệnh.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật