Ung thư đại trực tràng: Nhận biết và phòng tránh hiệu quả căn bệnh

Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi năm có 1.360.602 ca mắc mới và gần nửa sẽ tử vong trong thời gian ngắn sau khi được chẩn đoán. Tại Việt Nam hằng năm có hơn 8.768 ca mới mắc. Trong khi đó, bệnh có thể phòng ngừa và điều trị khi được phát hiện sớm. Bài viết giúp bạn cách phòng ngừa và phát hiện sớm căn bệnh này.

Ung thư đại trực tràng (UTĐTT) là loại hay gặp ở các nước phát triển, tỷ lệ mắc đứng hàng thứ hai sau ung thư phổi Ở các nước đang phát triển, tỷ lệ mắc đứng hàng thứ 8. Ở nước ta, UTĐTT đứng vị trí thứ 5, sau ung thư phổi dạ dày vú...

 

Nguyên nhân gây bệnh

UTĐTT chưa có nguyên nhân rõ rệt nào được chứng minh là yếu tố gây bệnh. Những nghiên cứu gần đây gợi ý một số liên quan tới căn bệnh gồm: yếu tố di truyền polyp đại tràng viêm loét đại tràng lâu ngày. Các u thịt của niêm mạc ruột già (hay polyp) từ quá phát lành tính, thoái hóa thành ác tính, đặc biệt ở người trên 45 tuổi. Nếu người có polyp mà sinh trưởng trong một gia đình có nhiều người cùng mắc bệnh polyp thì nguy cơ ung thư cao hơn hàng chục lần người bình thường. Polyp càng to tỷ lệ ung thư hóa càng cao.

Chế độ dinh dưỡng không hợp lí: quá nhiều chất béo chất đạm động vật, ít ăn hoa quả tươi. Những nước có nền công nghiệp phát triển như Nhật Bản, Singapore... tỉ lệ mắc UTĐTT tăng lên rõ rệt nhất. Những bệnh viêm nhiễm đại trực tràng lâu ngày như: viêm loét đại trực tràng chảy máu Tình trạng loạn khuẩn do dùng nhiều kháng sinh đường ruột cũng thấy có liên quan đến UTĐTT.

Phát hiện bệnh sớm cách nào?

Hầu hết các UTĐTT đều diễn biến âm thầm một thời gian dài trước khi có các triệu chứng. Vì vậy khi có các triệu chứng sau cần đến các cơ sở y tế khám ngay:

Hội chứng lị: mót rặn đau quặn bụng, đại tiện phân nhầy mũi hay gặp ở ung thư đại tràng sigma, trực tràng, hậu môn; Hội chứng phân lỏng nhầy mũi, bán tắc ruột trướng bụng đau quặn, khi bài tiết được hơi thì hết hay gặp ở các khối u đại tràng phải; Hội chứng táo bón bán tắc ruột dần dần, rồi đi tới tắc ruột hoàn toàn hay gặp ở ung thư đại tràng trái.

Dấu hiệu toàn thân: gầy sút cân, suy nhược và thiếu máu.

Khối u: Khi sờ thấy khối u qua thành bụng thì ung thư đã ở giai đoạn muộn, thực tế hay gặp như vậy. Thăm trực tràng có thể thấy u dễ dàng (50% ung thư ruột già nằm ở trực tràng); Thăm khám cận lâm sàng; Chụp Xquang khung đại tràng có cản quang; nội soi trực tràng hay đại tràng; Siêu âm ổ bụng hoặc siêu âm trong lòng ruột; Chụp cắt lớp vi tính.

Chẩn đoán xác định: bằng chụp đại tràng có cản quang hay nội soi đại trực tràng kèm sinh thiết giúp chẩn đoán xác định.

Điều trị ung thư đại trực tràng: gồm phẫu thuật (là phương pháp chủ yếu) xạ trị hóa trị tùy thuộc vào vị trí, kích thước, mức độ lan rộng của ung thư cũng như tuổi tác và sức khỏe chung của người bệnh.

Phẫu thuật là cơ bản nhất. Đoạn đại tràng có khối u phải được cắt bỏ đồng thời với các hạch bạch huyết vùng. Đôi khi ung thư dính xâm lấn vào đoạn ruột bên cạnh, vào dạ dày hoặc vào thành bụng, phải cắt kèm theo nhiều tạng thành một khối. Đối với những khối u trực tràng ở đoạn giữa và đoạn thấp được cắt cụt trực tràng đường bụng tầng sinh môn với hậu môn nhân tạo ở hố chậu trái. Ở đoạn cao trực tràng có thể cắt đoạn trực tràng, đại tràng sigma, nối đại tràng xuống với mỏm còn lại của trực tràng.

Điều trị bổ sung: Khi ung thư đã di căn vào hạch hoặc ở những tế bào ít biệt hóa, cần điều trị ngăn ngừa di căn bằng hóa trị liệu Nếu khối u trực tràng lan rộng, nên dùng tia phóng xạ chiếu trước và mổ sau.

So với các ung thư khác ở đường tiêu hóa (ví dụ: dạ dày thực quản gan tụy ) UTĐTT có tiên lượng tốt hơn cả, UTĐTT được coi là ưu tiên để chữa khỏi bệnh.

Phòng ngừa cách nào?

 

Có rất nhiều yếu tố gây bệnh UTĐTT có thể kiểm soát được, đặc biệt là trong điều kiện y học phát triển mạnh như bây giờ. Có rất nhiều phương pháp đơn giản để phòng ngừa bênh như: duy trì một thể trọng cơ thể cân đối, khỏe mạnh với chế độ ăn uống khoa học nhiều rau xanh ngũ cốc trái cây; hạn chế với các loại thực phẩm nhiều mỡ, chất bảo quản; thường xuyên vận động cơ thể, hạn chế cuộc sống tĩnh tại; thường xuyên theo dõi cơ thể và nên đi khám sức khỏe định kỳ, nếu có các triệu chứng bất thường hãy đi gặp bác sĩ để được tư vấn, khám xét để tầm soát bệnh tốt, phương pháp điều trị phù hợp.

Lời khuyên của thầy thuốc

UTĐTT được coi là ưu tiên để chữa khỏi bệnh nếu được phát hiện sớm, vì vậy các bác sĩ khuyến cáo: Khi có các dấu hiệu đau bụng khó đi ngoài, phân có nhày, mũi thì nên đi khám bệnh và soi đại trực tràng; Những người có nguy cơ cao bị UTĐTT như bị polyp, viêm đại trực tràng mạn tính nên đi khám bệnh và soi đại trực tràng 1-2 lần trong 1 năm.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật