Hậu quả của nhiễm độc thai nghén các mẹ chớ nên xem thường

Nhiễm độc thai nghén là tình trạng bệnh lý diễn ra trong thời kỳ mang thai Những hậu quả của nhiễm độc thai nghén có thể gây ra những nguy hiểm cho cả mẹ và con. Để hiểu hơn về những hậu quả đó bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.

Hậu quả của nhiễm độc thai nghén

1. Hậu quả cho người mẹ

- Trường hợp nhiễm độc thai nghén sớm: mất nước rối loạn điện giải cho cơ thể gầy sút cân.

- Trường hợp nhiễm độc thai nghén muộn: Gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đặc biệt là tiền sản gật, sản giật.

Hậu quả của nhiễm độc thai nghén có thể gây ra tiền sản giật

Hậu quả của nhiễm độc thai nghén có thể gây ra tiền sản giật

- Tiền sản giật: Biểu hiện sản phụ choáng váng có hiện tượng Mắt mờ, có khi buồn nôn nước tiểuprotein tăng đến 0,5g/l, phù không giảm mà nặng hơn và nước tiểu ít hơn nhưng chưa có cơn giật, nếu huyết áp trên 160/100mmHg mà điều trị không giảm phải xử trí lấy thai ra ngay nếu không có thể dẫn đến cơn sản giật.

- Sản giật: Thường xảy ra ở thời kỳ cuối của thai nghén, trong khi chuyển dạ và sau đẻ. Sản phụ lên cơn giật và hôn mê có kèm theo phù tăng huyết áp protein niệu Thường xảy ra ở thai phụ mang thai con so nhiều hơn con rạ và thường xảy ra từ tuần thứ 30 trở đi.

+ Biểu hiện của sản giật: Là co giật mạnh, mắt đảo rồi giật toàn cơ thể co cứng, đầu ưỡn ra sau, mắt đảo lên trên, rồi ngừng thở và chuyển rất nhanh sang giật run co giật ở mặt, giật mạnh ở tay chân, có thể cắn phải lưỡi và sùi bọt mép, mặt xanh tái rồi chuyển thành xám xịt trông dễ sợ, sau đó co giật giảm dần, tiếp đó sản phụ bị hôn mê rồi thở rống lên. Mạch nhanh, cơn co tăng lên khi giật, những cơn giật khác tiếp theo. Nếu không được xử trí thì dẫn đến suy tim phù phổichảy máu não dẫn đến tử vong

Sản giật có biểu hiện như mạch nhanh, co giật mạnh

Sản giật có biểu hiện như mạch nhanh, co giật mạnh

+ Đối với sản giật trước đẻ: Những cơn giật có thể dẫn đến đẻ non thai nhi thường chết. Nếu được điều trị tốt sản phụ có thể chuyển dạ đẻ thường và thai nhi sống.

+ Đối với sản giật trong khi chuyển dạ: Cơn giật làm cơn co tử cung mạnh, vì vậy đối với sản phụ có cổ tử cung mở chậm phải xử trí mổ lấy thai ngay.

+ Sản giật sau đẻ: Thường nhẹ hơn, cơn giật thường xảy ra vài giờ sau đẻ. Vì vậy đối với sản phụ sinh tại trạm y tế có cơn giật cần phải theo dõi từng cơn giật, đo huyết áp và thử nước tiểu thường xuyên và cần phải cấp cứu nhanh chóng, đồng thời chuyển ngay bệnh nhân đến bệnh viện có chuyên khoa sản.

Hậu quả đối với thai nhi có thể là sinh non giai đoạn muộn

Hậu quả đối với thai nhi có thể là sinh non giai đoạn muộn

2. Hậu quả đối với thai nhi

+ Gây sẩy thai giai đoạn sớm sinh non giai đoạn muộn.

+ Suy dinh dưỡng bào thai thai nhi chậm phát triển ngạt sau sinh, thậm chí bị chết trong tử cung.

Trên đây là những hậu quả của nhiễm độc thai nghén mà các chị em, đặc biệt là các mẹ bầu nên lưu ý và không được xem thường. Vì nhiễm độc thai nghén ở giai đoạn nào thì cũng đều gây ảnh hưởng cho thai phụ và thai nhi nên bài bầu cần được theo dõi thai nhi đầy đủ, nếu có triệu chứng bệnh sẽ có cách điều trị phù hợp nhất.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật