Cẩn trọng trước nguy cơ thuốc làm tăng cân, hại tim mạch

Ngoài tác dụng điều trị bệnh, thuốc có thể gây ra những tác dụng không mong muốn. Một trong những tác dụng phụ đó là làm tăng cân và hại đến tim mạch. Vậy đó là những loại thuốc nào?

Glucocorticosteroid và corticoid bán tổng hợp

Glucocorticosteroid có vai trò chuyển hóa glucid thành lipid và phân phối lipid. Khi dùng liều cao kéo dài, lượng lipid dư thừa sẽ tập trung nhiều vào vai, cổ, mặt gây béo thật. Glucocorticosteroid còn gây tích lũy Na+ và nước gây béo giả. Các corticoid bán tổng hợp (prednisolon, dexametason) ít có vai trò chuyển hóa lipid. Nếu dùng liều cao và/hoặc kéo dài chủ yếu gây béo giả.

Chúng được dùng chữa thấp khớp hen suyễn viêm mũi dị ứng (uống, tiêm) đôi khi còn bị một số lang băm trộn lẫn vào thảo dược giả mạo thuốc bổ và chữa các bệnh trên (quảng cáo thuốc gia truyền).  Người béo phì nếu chữa thấp khớp nên dùng kháng viêm không steroid chữa hen viêm mũi dị ứng nên dùng corticoid  hít (liều thấp, tại chỗ, không gây tác dụng phụ).   

Thuốc tránh thai uống và tránh thai khẩn cấp

Thuốc tránh thai uống chứa progesteron (các progestin) gây thèm ăn và  estrogen (các estradiol) gây tích lũy Na+ và nước gây béo giả, trước hết làm căng ngực thuốc tránh thai khẩn cấp chứa lovonorgestrel (một loại progesteron) hay lovonorgestrel với ethynylestradiol (một loại estrogen) cũng gây béo giả. Đầu thập kỷ 70 có báo cáo thuốc tránh thai uống gây bệnh tim mạch ung thư tử cung nhưng sau đó 3 nhóm nhà khoa học (Baird, GLaier - Goldsland - Crook Sasioe) nghiên cứu lại thấy không gây ra bệnh mạch vành nhồi máu cơ tim không làm tăng ung thư tử cung

Cuối thế kỷ 20, nhiều nghiên cứu cho biết, dùng liệu pháp thay thế hormon (có esterogen, progesteron) làm tăng nguy cơ bệnh ung thư vú, tử cung tim mạch, huyết khối. Vấn đề trên lại được đặt ra. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa tìm bằng chứng thuốc này làm tăng nguy cơ các bệnh trên. Song để phòng tai biến, khuyến cáo không dùng thuốc tránh thai uống cho một số trường hợp (ung thư đặc biệt là ung thư cổ tử cung vú; rối loạn đông máu; huyết khối tĩnh mạch; rối loạn nội tiết nói chung và bệnh Basedow; đái tháo đường; u tuyến thượng thận; xuất huyết đường sinh dục không rõ nguyên nhân; cholesterol cao; nữ trên 35 tuổi nghiện thuốc lá ).

Người hơi béo vẫn có thể dùng thuốc tránh thai uống nhưng nếu thấy tăng cân bất thường (3-5 cân/tháng) cần báo với thầy thuốc dùng thay loại thuốc có hàm lượng estrogen thấp sẽ đỡ tăng cân hay dùng biện pháp tránh thai khác. Người béo phì nhất là béo phì nặng có các biểu hiện bệnh đái tháo đường tim mạch… không nên dùng thuốc tránh thai uống. Thuốc tránh thai khẩn cấp theo quy định chỉ dùng cho người khỏe mạnh, mỗi tháng không quá 4 lần. Nếu dùng nhiều lần hay thường xuyên sẽ gây căng ngực, béo giả và  các bệnh lý khác. Người  bị béo béo phì cần thận trọng với  thuốc này.

Là thuốc điều trị các rối loạn do suy buồng trứng chậm phát triển cơ quan sinh dục nữ, rối loạn tuổi mãn kinh Một số người  gầy lạm dụng để làm mập nhưng chỉ tích lũy Na+ và nước, gây béo giả, làm cho thân hình nở nang, đặc biệt là bộ ngực sẽ phát triển tạm thời. Người béo phì không được tự ý dùng thuốc này. Khi cần điều trị các bệnh trên, thầy thuốc có thể chọn một thuốc không ít gây béo, cho dùng liều thấp nhất, thời gian ngắn nhất có hiệu lực.

Cyproheptadin

Khi mới dùng, kích thích sự thèm ăn, gây ngủ, tích lũy Na+  và  nước, gây béo giả, dùng liều cao và kéo dài có hại tim mạch (do mất cân bằng muối - nước). Trước đây, dùng chữa chán ăn (nay không cho dùng) song vẫn còn dùng chữa dị ứng phối hợp trong một số thuốc chữa cảm cúm ho; là một trong những thuốc bị trộn vào thảo dược giả mạo các thuốc bổ, thuốc chữa thấp khớp thuốc chữa hen. Người béo phì không nên dùng thuốc có cyproheptadin, cảnh giác thuốc thảo dược giả mạo trộn thuốc này.

Chlopromazin

Chlopromazin (aminazin) là thuốc chẹn thụ thể dopamin-2 của vùng giữa vỏ não và giữa hồi viền tạo nên tính chống loạn thần; kích thích thụ thể hóa học của tủy tác dụng  chống nôn; chẹn thụ thể alpha tạo nên tính an thần. Chlopromazin có cấu trúc phenothiazin nên kháng thụ thể hiataminergic, có tính giảm đau an thần, chống dị ứng tăng tính chống nôn, gây thèm ăn tăng cân Có người dùng chống loạn thần (cần phải dùng liều cao, kéo dài) thì ăn rất nhiều, béo đến mức rạn da ngừng dùng sẽ hết. Người béo phì nếu cần chống loạn thần, thầy thuốc có thể dùng một loại thuốc khác không hoặc ít gây béo. Nếu không có sự lựa chọn nào khác mà phải dùng thì dùng liều thấp nhất trong thời gian ngắn nhất có hiệu lực. Khi có biểu hiện béo khác thường cần báo với thầy thuốc để có thể giảm liều (vẫn có hiệu lực). Nếu bệnh ổn định có thể giảm liều nhanh hơn, sau đó tạm ngừng thuốc.

Cao động vật

Nhiều người dùng chữa thấp khớp béo ra trông thấy. Người béo phì không nên dùng chữa thấp khớp (vì chưa có tài liệu chứng minh các cao này có hiệu lực), không dùng chữa loãng xương (vì tricanxiphosphat trong xương không tan vào trong dịch chiết, hàm lượng canxi trong các loại cao này rất thấp).

Thuốc gây hại tim mạch

Thuốc cường giao cảm phenylpropanolamin, ephedrin, pseudoephedrin, phenylephrin… được dùng phối hợp trong thuốc cảm lạnh ho hen. Nhờ có tác dụng  cường giao cảm mà gây co mạch nên cảm thấy đỡ bị ngạt mũi dễ thở nên người bệnh ưa chuộng. Tuy nhiên, do cường giao cảm mà gây bất lợi cho tim mạch (tăng huyết áp tăng nhịp tim). Phenylpropanolamin còn gây chảy máu não, màng não gây tử vong Người béo phì, người có biểu hiện bệnh tăng huyết áp tim mạch cần tránh dùng các thuốc chứa các chất này, nếu cần chữa các bệnh trên thì dùng loại thuốc khác (ví dụ dùng paracetamol chữa cảm cúm dùng codein chữa ho). 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật