Điểm danh 10 loại thực phẩm vị đắng có công dụng như thuốc quý

Đọt nhãn lồng, khổ qua, tần dày lá cùng một số loại rau củ quả có vị đắng, dù khó ăn nhưng lại có lợi cho sức khỏe.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng hầu hết thực phẩm vị đắng đều có thể giúp làm tăng dịch tiêu hóa hỗ trợ tiêu hóa thức ăn. Ngoài ra, chúng còn chứa nhiều hợp chất giúp chống cảm lạnhlão hóa

Khổ qua

Mướp đắng giúp cơ thể phục hồi sau thai nghén tiêu chảy đái tháo đường rối loạn mắt, rối loạn giấc ngủ táo bón các vấn đề hô hấp và giúp tăng sức chịu đựng. Loại quả này cũng làm sạch hệ máu từ bên trong và cho một làn da sáng tự nhiên.

Mướp đắng có thể dùng để nấu canh, dồn thịt hầm nước tương, bào mỏng xào trứng hoặc ăn sống với chà bông. Nhiều người không quen thì chê nhưng người ăn quen sẽ thấy sau vị đắng là vị ngọt.


   
Nghệ

Nghệ có vị đắng và giúp thanh lọc máu ngăn ngừa sỏi mật duy trì dạ dày hệ thống tiêu hóa, ruột và gan khỏe mạnh.

Bột nghệ là một gia vị quen thuộc của các đầu bếp trong chế biến món ăn Nghệ tươi xào lòng lợn là món ăn đặc sản của người miền Trung.
   
Măng đắng

Trước đây, dọc trên vùng cao Tây Bắc đâu đâu cũng thấy măng đắng, chỉ cần ra ngõ là đã có măng mang về. Nhưng ngày nay bà con phải vào tận rừng sâu mới tìm được. Theo kinh nghiệm của đồng bào Tây Bắc thì măng đắng đầu mùa có vị ngọt xen lẫn vị đắng nhưng hễ có tiếng sấm là măng bị đắng nhanh chóng.

Các tài liệu dinh dưỡng cho rằng măng đắng chứa nhiều vitamin có lợi cho sức khỏe tuy nhiên khi chế biến cần luộc thật kỹ.
   
Cà đắng

Cà đắng là loại cà dại mọc nhiều trên rừng, nương rẫy người Ê đê. Cây cà đơm hoa kết quả các mùa trong năm, nhìn bên ngoài giống trái dưa hấu non như vỏ có lông dày, màu xanh sọc đốm trắng mang vị đắng đặc trưng.

Quả cà đắng xào ban đầu hơi khó ăn nhưng vị đọng lại là ngòn ngọt. Đây là loại quả có lợi cho những người mắc bệnh tim mạch và tiểu đường
   
Nấm tràm

Theo các tài liệu Đông y nấm tràm là vị thuốc tốt vì chữa được mỏi mệt cảm cúm nhức đầu và có tác dụng làm bổ nội tạng nhờ chất dầu tràm có bên trong và vị đắng ấy lại có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Nấm tràm còn có tác dụng giã rượu

Nấm tràm còn là nguyên liệu để chế biến nhiều món ăn ngon, dùng để nấu với rau tập tàng hoặc rau lang cùng với tôm bóc vỏ, thịt ba chỉ, hoặc nấu cháo với cá tươi, xào với thịt hoặc nấu cháo cùng với cá lóc. Các món ăn nấu từ nấm tràm có vị đắng đặc trưng.
   
Cải xoăn

Cải xoăn có chứa chất chống oxy hóa mạnh mẽ như carotenoid và flavonoid giúp bảo vệ cơ thể chống lại bệnh ung thư Nó cũng là loại thực phẩm giải độc hoàn hảo cho gan

Cải xoăn có thể dùng để nấu canh, xào hoặc ăn sống. Cải có vị đắng nhưng có chứa vị ngọt dịu ở đầu lưỡi.
   
Rau đắng

Trong ẩm thực miền Nam rau đắng có vị đắng thường được ăn kèm với cá kèo chiên, cháo cá lóc hoặc các loại lẩu. Loại rau này còn tuyệt vời hơn khi chấm với nước mắm kho.

Theo y học cổ truyền, toàn cây rau đắng đất có vị đắng, tính mát bổ thận Cây có tác dụng lợi tiêu hóa, nhuận gan, ích mật, thanh nhiệt, lợi tiểu, giải độc.
   
Đọt nhãn lồng

Cây nhãn lồng hay cây chùm bao là cây mọc hoang khắp nơi ở nước ta, có tên khoa học là Passiflora foetida thuộc họ Lạc Tiên Passifloraceae trẻ em vùng quê thường hái trái nhãn lồng chín vàng để ăn có vị chua ngọt, người lớn thì ngắt đọt non cây nhãn lồng ăn như rau dùng nấu canh hay luộc.

Đọt nhãn lồng có vị hơi đắng nhưng lại có tác dụng làm giảm chứng mất ngủ có khả năng trị đau nhức.
   
Lá sầu đâu

Cây sầu đâu có tên trong danh sách dược liệu của Việt Nam. Các bộ phận của cây có vị đắng, tính lạnh nhưng chỉ vỏ rễ và vỏ thân cây mới được dùng trong y học. Hoạt chất chính trong vỏ rễ và thân là chất toosendamin, còn gọi là khổ luyện tố, có tác dụng diệt giun đũa giun kim, chống nấm, chống độc tố botudin do vi khuẩn gây ra.

Riêng các bộ phận khác của sầu đâu có chứa độc tố. Tùy vào liều lượng, độ mẫn cảm của người sử dụng mà mức độ độc tính cũng khác nhau.


   
Tần dày lá

Tần dày lá có thể dùng để trộn gỏi hoặc nấu canh. Lá có vị cay đắng nhưng mùi rất thơm.

Theo các tài liệu Đông y, khi trẻ sốt cao do cảm nắng hay nhiễm nước, lá rau tần tươi giã nát cho vào một tí muối và một ít nước sôi để nguội, vắt lấy nước cho trẻ uống khoảng một muỗng cà phê. Bã để nguyên hoặc cho vào ít giấm hay rượu thoa khắp cơ thể.

Loại lá này còn có công dụng bổ phế trừ đờm giải cảm làm ra mồ hôi thông khí, giải độc, trị các chứng ho viêm hầu họng nghẹt mũi cảm cúm cổ họng khô rát, mất tiếng, nói khàn…

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật