Những lưu ý về sức khỏe sinh sản với phụ nữ sảy thai

Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo từ sau 6 tháng kể từ khi sảy thai thì mới nên có thai trở lại

Việc mất mát một em bé là tổn thương lớn đối với các cặp vợ chồng, nhưng điều đó không thể ngăn cản cả hai tiếp tục cố gắng có con. Sảy thai thường diễn ra trong 24 tuần đầu của thai kỳ. Đa số những bà mẹ từng bị sảy thai do nguyên nhân không phải bệnh lý sẽ có thai lần tiếp theo khỏe mạnh.

Để việc mang thai lại thành công, các cặp vợ chồng nên tìm hiểu nguyên nhân nào dẫn đến sảy thai ở người mẹ:

- Do rối loạn hệ thống miễn dịch;



- Do sự thay đổi hoóc-môn bất thường trong cơ thể người mẹ, chẳng hạn sự sụt giảm hoóc-môn;

- Bệnh tiểu đường buồng trứng có vách ngăn…

- Nếu mẹ, chị gái của bạn cũng từng gặp phải tình trạng sảy thai, khi ấy, sảy thai với bạn có thể do di truyền.

- Do mẹ lớn tuổi (35 tuổi trở lên).

Khi tìm hiểu được nguyên nhân sảy thai, hãy chuẩn bị:

- Thể chất: Thực hiện chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất giúp tăng cơ hội thụ thai thành công. Ngoài chế độ ăn lành mạnh nhiều chất xơ với rau trái cây, các thực phẩm giàu dưỡng chất và vitamin thiết yếu, bạn cũng cần bổ sung thêm những thực phẩm giàu axit folic như thịt bò cật cải bó xôi gạo lức bông cải xanh đậu xanh đậu nành xà lách khoai tây cam sữa chua bánh mì trứng… Axit folic không những giúp sản xuất tế bào hồng cầu và đóng vai trò quan trọng trong việc tăng trưởng thai nhi đặc biệt trong 12 tuần đầu của thai kỳ mà còn giúp phòng ngừa khuyết tật hệ thần kinh của bé.

Các hoạt động thể chất như yoga chạy bộ… sẽ giúp cơ thể bạn có đủ sức khỏe tăng cường sức đề kháng để có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh trong tương lai. Một lối sống lành mạnh tránh xa rượu thuốc lá giảm cân tích cực nếu bị béo phì… cũng sẽ giúp tăng cơ hội làm mẹ cho bạn.

- Tâm lý: Việc ôm nỗi đau mất mát về đứa con đã mất sẽ khiến bạn thấy lo âu căng thẳng đôi khi bị ám ảnh rằng việc này sẽ tiếp tục xảy ra trong tương lai. Tuy nhiên tâm trạng căng thẳng trầm cảm này sẽ ảnh hưởng xấu đến khả năng thụ thai tiếp theo. Không những vậy, ám ảnh sảy thai còn ảnh hưởng đến thai nhi nếu bạn may mắn đậu thai ngay sau đó, vì bạn sẽ rơi vào trạng thái lo âu quá mức mỗi khi thấy bé không  đạp, trong khi có thể đây là khoảng thời gian bé đang ngủ hoặc nghỉ ngơi tập luyện thư giãn cho cơ thể.

Ngoài ra, người bố cũng phải sẵn sàng khi cố gắng thụ thai lần nữa. Sau sự cố sảy thai cả bố và mẹ đều cảm thấy mất mát và đau buồn nhưng quan trọng là bố mẹ không được đổ lỗi cho bản thân. Đau buồn có thể dễ dàng vượt qua nếu bố mẹ ở bên nhau, hỗ trợ và an ủi nhau. Chỉ cần nhớ rằng đó không phải là lỗi của bố mẹ.

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ cả về tâm lý cũng như thể chất, chọn thời điểm có thai:

Đối với trường hợp sảy thai lần đầu: Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo từ sau 6 tháng kể từ khi sảy thai thì mới nên có thai trở lại.

Trường hợp sảy thai từ hai lần trở lên: Hãy đến bác sỹ để được tư vấn và xác định nguyên nhân cũng như đưa ra phương pháp điều trị thích hợp trước khi có thai lại.

Khi có thai, các bà mẹ cũng nên lưu ý để hạn chế rủi ro sảy thai lại:

Duy trì chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh.

Tránh hút thuốc và uống rượu.

Kiểm tra cân nặng: chỉ số BMI từ 22 đến 24 là điều kiện lý tưởng để thụ thai.

Tránh hấp thụ nhiều caffeine: 2 tách cà phê (khoảng 200mg caffeine/ngày) có thể làm tăng nguy cơ sảy thai

Ăn đủ axit béo omega-3: Tình trạng máu đông tăng có liên quan với việc sảy thai, bổ sung axit béo omega-3 giúp cải thiện lưu lượng máu và ngăn ngừa đông máu bất thường.

Cung cấp đủ vitamin D, sắt, kẽm và canxi cho cơ thể thông qua chế độ ăn uống hoặc bổ sung trực tiếp.

Không chỉ có mẹ mà bố cũng cần phải chăm sóc bản thân nhiều hơn ăn uống lành mạnh dừng hút thuốc giảm uống rượu tinh trùng không khỏe mạnh có thể dẫn đến sảy thai Chỉ riêng việc hút thuốc có thể gây ra các rủi ro đối với cơ thể bố, ngoài ra còn có thể gây tổn hại đến ADN trong tinh trùng gia tăng nguy cơ sảy thai

Những dấu hiệu có thể sảy thai:

Dấu hiệu cảnh báo phổ biến nhất mà người mẹ có thể nhận biết có gì đó không ổn là cảm giác chuột rút dữ dội ở bụng giống như khi đau bụng kinh, có thể kèm chảy máu âm đạo

Mẹ cũng có thể bị đau phần thắt lưng chảy máu có lẫn máu cục và chất nhầy âm đạo có các đốm màu xám hoặc nâu. Nếu mẹ thấy lo lắng, dù là ở giai đoạn nào của thai kỳ, cách an toàn nhất là đi khám bác sĩ sản khoa.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật