Phương pháp phòng tránh các bệnh thường gặp ngày Tết
1. Đầy bụng, khó tiêu
Chứng đầy bụng chướng bụng khó tiêu là vấn đề mà rất nhiều người mắc phải trong dịp Tết khi ăn uống quá nhiều, nhất là các món ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo, ít chất xơ Cộng thêm việc uống các loại đồ uống chứa ga và cồn khiến bộ máy tiêu hóa bị quá tải và càng làm tình trạng đầy bụng nặng hơn.
Phòng ngừa và xử lý:
- Không nên ăn quá no, hạn chế uống bia rượu và các loại nước ngọt.
- Nên ăn thêm nhiều rau xanh hoa quả tươi và thức ăn chứa nhiều chất xơ hạn chế thức ăn giàu đạm và chất béo.
- Nên uống một ít rượu vang đỏ, khoảng dưới 200 ml để kích thích hệ tiêu hóa làm việc.
- Dùng thêm một số loại men hỗ trợ tiêu hóa.
Trong những ngày Tết, cơ thể tiếp nhận rất nhiều đồ ăn và thức uống
2. Ngộ độc, dị ứng thức ăn
Ngày Tết, bạn thường xuyên ăn uống nhiều loại thực phẩm và đồ uống nhiều loại đồ ăn lạ, không phù hợp với cơ địa hoặc đồ ăn bị nhiễm khuẩn do để lâu ngày, không được bảo quản kỹ càng là nguy cơ khiến bạn bị ngộ độc. Không chỉ vậy, các chất bảo quản độc hại có trong thực phẩm có thể sẽ khiến bạn bị viêm dạ dày ruột cấp do ngộ độc thức ăn
Phòng tránh:
- Sử dụng thực phẩm an toàn hợp vệ sinh, được bảo quản đúng cách.
- Không nên ăn uống quá nhiều loại thức ăn, những thực phẩm 'kỵ' nhau tuyệt đối không được sử dụng.
- Tránh dùng những loại thực phẩm đồ uống hoặc gia vị lạ, có thể gây ngộ độc hoặc dị ứng với cơ thể bạn.
Việc ăn uống không kiểm soát dễ dẫn đến các bệnh tiêu hóa, đường ruột
3. Bệnh viêm loét dạ dày
Những những ngày Tết chế độ ăn uống sinh hoạt không điều độ, thường xuyên thức khuya, lo lắng chuẩn bị Tết là nguyên nhân có thể khiến bạn mắc bệnh viêm loét dạ dày nhất là những người có tiền sử bệnh.
Phòng ngừa:
- Nên tránh ăn uống các loại thực phẩm chua, cay và các loại đồ uống có chất kích thích nước uống có ga hoặc bia rượu…
- Ăn uống điều độ, ăn đúng bữa, không nên ăn quá no.
- Thoải mái tư tưởng, tránh lo lắng căng thẳng bởi việc chuẩn bị đón Tết.
- Chuẩn bị sẵn thuốc dạ dày khi cần thiết như một số loại thuốc bao bọc dạ dày trước khi ăn.
4. Phòng tiêu chảy
Các loại thực phẩm sử dụng trong dịp Tết thường được bảo quản lâu ngày, không còn tươi và dễ bị nhiễm khuẩn khiến bạn dễ mắc các bệnh tiêu hóa và tiêu chảy
Phòng tránh
- Nên sử dụng thực phẩm tươi, sạch, bảo đảm an toàn vệ sinh.
- Không nên để thức ăn ở ngoài quá lâu, tránh để vi khuẩn xâm nhập.
- Nếu sử dụng các loại thực phẩm đóng gói, nên chọn cơ sở uy tín và tin cậy. Nên nấu lại đồ ăn đóng hộp trước khi ăn để đảm bảo vệ sinh.
- Tránh ăn các loại thực phẩm chưa nấu chín, nên nấu chín thức ăn và bảo quản cẩn thận
- Uống thuốc oresol khi bị tiêu chảy và đến gặp bác sĩ kịp thời.
5. Bệnh táo bón
Không chỉ có tiêu chảy táo bón cũng là một nỗi 'vất vả' của nhiều người trong dịp Tết. Nguyên nhân của bệnh táo bón là do ăn uống quá nhiều các loại thức ăn chứa nhiều chất đạm, ít chất xơ và các loại bánh kẹo, nước ngọt có ga… Cùng với đó, chế độ sinh hoạt không hợp lý, ít vận động càng làm tăng nguy cơ bị táo bón
Phòng tránh:
- Uống nhiều nước, nhất là vào sáng sớm để cơ thể có thể tự đào thải các chất cặn bã.
- Ăn nhiều hoa quả, rau củ tươi giàu chất xơ…
- Ăn các loại củ, hạt, thức ăn chứa nhiều tinh bột như cơm gạo, ngô, khoai… và các loại canh rau củ.
6. Cảm lạnh và bệnh đường hô hấp
Những ngày Tết, thời tiết giao mùa nhiệt độ thường lạnh và ẩm ướt là điều kiện cho các loại vi khuẩn phát triển. Hơn thế nữa, các loại đồ dùng trang trí, phấn hoa tươi rất dễ khiến trẻ nhỏ bị dị ứng và mắc cảm lạnh và các bệnh về hô hấp
Phòng tránh:
- Giữ ấm cho cơ thể, chú ý bảo vệ tai, miệng, mũi và cổ.
- Tránh hít trực tiếp các loại mùi lạ, phấn hoa, phấn hương.
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, nhất là họng và mũi.
- Dùng dung dịch sát khuẩn, thuốc rửa dùng cho mũi và mắt…
- Nên dùng một số loại gia vị có công dụng phòng tránh cảm cúm và cảm lạnh như gừng tỏi
7. Cao huyết áp và đột quỵ
Cao huyết áp và đột quỵ là hai bệnh rất dễ mắc phải trong dịp Tết. Nguyên nhân của tình trạng này là do trong dịp Tết, tâm trạng thường xuyên bị kích động. Trong khi đó, người bệnh thường xuyên bỏ qua các nguyên tắc và chế độ sinh hoạt hợp lý.
Cũng đừng chủ quan với cảm lạnh, cảm cúm, đột quỵ khi trời tiết lạnh
Phòng tránh:
- Giữ tinh thần thoải mái, ổn định.
- Không uống rượu, bia và các chất kích thích.
- Nghỉ ngơi hợp lý và nên chú ý khi có các dấu hiệu hoa mắt đau đầu…
- Với những người có tiền sử bị bệnh, nên chuẩn bị sẵn thuốc dự phòng và kiểm tra sức khỏe thường xuyên bằng máy đo huyết áp
8. Bệnh tiểu đường
Với những người mắc bệnh tiểu đường chế độ ăn ngày Tết nhiều chất đạm, cộng thêm rượu bia và nước ngọt rất dễ khiến lượng đường trong máu tăng cao đột biến. Để đảm bảo sức khỏe thì những người bị tiểu đường tuyệt đối nên tránh các loại thức ăn chứa nhiều chất đạm, nước ngọt, rượu bia…
Phòng tránh:
- Tránh sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều đạm, các loại gia vị đồ uống có ga rượu bia, chất kích thích…
- Có chế độ ăn uống sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý.
- Uống thuốc đúng giờ theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
- Học người Nhật cách phòng chống đột quỵ trong ngày hè nắng... (Thứ sáu, 09:29:05 14/05/2021)
- Người phụ nữ đột quỵ trong khi ngủ vì quên uống thuốc: Có... (Thứ Ba, 21:09:02 16/02/2021)
- Ung thư gan rất thích 4 kiểu người này, nên điều chỉnh ngay... (Thứ bảy, 12:30:01 14/11/2020)
- Buồn nôn 3 lần liên tục và 3 dấu hiệu hay bị phớt lờ của... (Thứ năm, 16:15:06 05/11/2020)
- Bài tập đứng cho bệnh nhân liệt sau đột quỵ (Thứ Ba, 11:30:08 06/10/2020)
- Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư phổi (Thứ sáu, 14:32:04 02/10/2020)
- 'Thấp khí' có thể khiến chị em suy kiệt về sức khoẻ... (Thứ tư, 17:30:08 23/09/2020)
- Day bấm huyệt phục hồi di chứng tai biến mạch máu não (Thứ Ba, 08:30:01 22/09/2020)
- 5 căn bệnh dễ mắc vào mùa thu (Thứ Hai, 10:30:07 21/09/2020)
- Xuất hiện quầng thâm ở mắt đừng chủ quan, rất có thể bạn... (Thứ sáu, 16:20:08 04/09/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:00 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:05 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:01 12/02/2023