Tiền sản giật, nguy hiểm chết người cho cả mẹ và con bạn có biết

Tiền sản giật là biến chứng nguy hiểm nhất trong thai kỳ. Bà bầu bị tiền sản giật có thể dẫn đến tình trạng thai chết lưu, mẹ cũng có nguy cơ tử vong.

1. Tiền sản giật là gì?

Tiền sản giật là hội chứng xuất hiện do các cơ quan bị giảm máu vào cơ thể vì mạch máu co thắt và nội mạch phù dày, thường xảy ra ở phụ nữ mang thai lần đầu (nhất là khi mẹ quá trẻ hoặc quá lớn tuổi) tiền sản giật xuất hiện với 3 triệu chứng chính: cao huyết áp (sau tuần 20 của thai kỳ), nước tiểu có albumin, cơ thể bị phù.

Trường hợp nặng, bên cạnh 3 triệu chứng trên còn xuất hiện thêm một trong các triệu chứng như: huyết áp cao vượt ngưỡng 160/110mmHg, lượng nước tiểu trong 24 giờ ít hơn 400ml, có hơn 5g albumin trong nước tiểu trong 24 giờ, thai phụ nhức đầu hoa mắt chóng mặt đau thượng vị cảm giác ngộp thở, nặng ngực tiền sản giật được coi là biến chứng nguy hiểm nhất trong thai kỳ, chiếm tỉ lệ từ 6 – 8% phụ nữ mang thai

2. Tiền sản giật nguy hiểm như thế nào?

Tiền sản giật có thể gây biến chứng nghiêm trọng cho người mẹ và thai nhi Bị tiền sản giật người mẹ có nguy cơ bị tổn thương gan thận chảy máu (máu chảy không cầm được hay co giật khi chuyển dạ). Còn với thai nhi sẽ làm thai nhi chậm phát triển suy thai thậm chí thai bị chết lưu trong tử cung Nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến biến chứng rau bong non phù phổi xuất huyết não rối loạn tâm thần cho mẹ sinh non hoặc tử vong cho cả mẹ và con.

3. Biểu hiện của tiền sản giật

Tiền sản giật có thể phát triển dần dần nhưng thường tấn công bất ngờ, sau 20 tuần của thai kỳ. Tiền sản giật có thể diễn tiến từ nhẹ đến nặng. Nếu huyết áp bình thường trước khi mang thai dấu hiệu và triệu chứng của tiền sản giật thường bao gồm:

- Từ tuần thứ 20 của thai kỳ, huyết áp người mẹ đột ngột tăng cao, huyết áp tối đa > 140mmHg và huyết áp tối thiểu > 90mmHg. Biểu hiện toàn thân phù, xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu có đạm niệu > 0,3g/l.

- Đầu đau kèm theo mờ mắt, hoa mắt hay hiện tượng đom đóm bay trước mắt.

- Đau phần bụng trên.

- Buồn nôn, mặc dù hiện tượng này có thể là do ốm nghén

- Mặt bàn tay cổ chân hay bàn chân bị sưng phù do tích nước.

- Tăng cân nhanh đột ngột.

- Được gọi là tiền sản giật nặng: khi huyết áp tối thiểu >110mmHg. Đạm niệu > 3g/l thiểu niệu < 100ml/4 giờ, kèm theo nhức đầu, mờ mắt đau vùng thượng vị, phù phổi cấp, suy tim Siêu âm thai thấy thai chậm tăng trưởng trong tử cung, xét nghiệm chức năng gan giảm, biểu hiện: men gan tăng cao tiểu cầu giảm, creatinin máu tăng cao.

4. Tiền sản giật diễn tiến thành sản giật với các biểu hiện

- Có dấu hiệu của tiền sản giật nặng đi kèm cơn co giật.

- Cơn co giật được mô tả: bắt đầu rung rung ở mặt, một vài giây sau đó co cứng toàn thân do co cơ toàn thân, giai đoạn này kéo dài trong 15 - 20 giây, bất ngờ hàm mở ra và khép lại rất mạnh và ngay sau đó mí mắt cũng vậy. Các cơ mặt và tất cả các cơ khác thay phiên nhau giãn rất nhanh. Người mẹ có thể té xuống giường, có thể cắn lưỡi do cử động của hàm, giai đoạn co giãn cơ có thể kéo dài trong 1 phút. Dần dần các cử động cơ yếu dần và cuối cùng người mẹ bất động. Có thể ngưng thở trong vài giây sau đó thở sâu và hôn mê Người mẹ sẽ không nhớ đến cơn co giật và các sự kiện trước và sau cơn giật.

5. Khi nào cần đến bệnh viện?

Ngay khi có những biểu hiện sớm của tiền sản giật như đau đầu nặng, mờ mắt, kèm theo đau vùng bụng dưới bạn cần đến bệnh viện khám ngay để được điều trị kịp thời, tránh bệnh diễn tiến nặng gây nguy hiểm cho tính mạng của cả thai nhibà bầu

6. Nguyên nhân của tiền sản giật

Cho đến nay, các bác sĩ vẫn chưa chắc về nguyên nhân gây ra tiền sản giật. Tuy nhiên, một giả thuyết là sự mất cân bằng prostaglandin - chất giúp thư giãn và co bóp các cơ trơn khiến các mạch máu co lại trong quá trình mang thai  

Tham khảo thêm: Dưỡng chất bà bầu cần bổ sung để tránh tiền sản giật

7. Những người có nguy cơ cao mắc tiền sản giật

- mang thai lần đầu.

- mang thai khi còn quá trẻ hoặc đã ngoài 40.

- Mang đa thai

- Gia đình có người thân từng bị tiền sản giật.

- Thai kỳ trước từng bị tiền sản giật.

- Cao huyết áp/béo phì (chỉ số cơ thể trên 30).

- Bệnh tiểu đường

8. Điều trị tiền sản giật

Tiền sản giật mức độ nhẹ

Tiền sản giật nhẹ và tuổi thai dưới 36 tuần thì không phải bao giờ cũng cần điều trị. Bạn có thể được khuyên nên nghỉ ngơi tại nhà, thường xuyên theo dõi huyết áp đảm bảo huyết áp không được tăng cao, theo dõi chặt chẽ chức năng thận, theo dõi sát sức khỏe thai nhi. Một số phụ nữ sẽ phải theo dõi trong bệnh viện và có chế độ nghỉ ngơi đặc biệt, có thể điều trị bằng thuốc Tuy nhiên, điều này không thể ngăn ngừa được tiền sản giật mà chỉ có thể giúp kiểm soát bệnh.

Tiền sản giật mức độ nặng

Nếu thai phụ được chẩn đoán bị tiền sản giật nặng, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn nằm nghỉ ngơi tuyệt đối trên giường hoặc nhập viện. Bác sĩ sẽ chỉ định kiểm tra huyết áp hàng ngày và siêu âm thường xuyên để theo dõi sự phát triển của thai nhi Nếu thai nhi đủ trưởng thành (hơn 36 tuần) thì thúc sinh hoặc sinh mổ được khuyến khích. Trước khi chuyển dạ người mẹ có thể phải tiêm corticoid để giúp phổi của bào thai trưởng thành. Trong trường hợp hiếm hoi, tiền sản giật nặng phát triển trước tuổi thai 24 tuần thì phải yêu cầu chấm dứt thai kỳ để cứu mẹ. Nếu sản giật phát triển, người mẹ có thể được cho thuốc hạ huyết ápthuốc chống co giật để ngăn chặn cơn động kinh. Mổ lấy thai khẩn cấp sau đó.

Thuốc điều trị

- Dùng thuốc hạ áp như: Trandate, Adalat Retard hay Aldomet. Duy trì huyết áp 130/80 - 140/90mmHg.

- Ngừa co giật bằng magnesium sulfate bằng đường tiêm tĩnh mạch và truyền tĩnh mạch để duy trì.

Đánh giá sức khỏe thai, độ trưởng thành thai. Thai chưa đủ trưởng thành, có thể dùng corticoid giúp cho phổi thai nhi có đủ khả năng thích nghi với vai trò sống tự lập của bé khi chào đời.

Ngoài ra, việc chăm sóc toàn diện cũng rất quan trọng dinh dưỡng đầy đủ, phòng nằm yên tĩnh, ánh sáng dịu và theo dõi sinh hiệu, lượng nước xuất nhập.

Trường hợp sản giật, vừa hồi sức, vừa cắt cơn co giật và lấy thai ra ngay để cứu mẹ và thai nhi đồng thời, cần có sự hỗ trợ chặt chẽ của đơn vị đơn nguyên sơ sinh và gây mê hồi sức, cùng với đội ngũ y bác sĩ tích cực chăm sóc tốt.

Quản lý thai nghén tốt, phát hiện và điều trị tích cực các trường hợp tiền sản giật là cách tốt nhất để ngăn chặn bệnh tiến triển thành sản giật, hạn chế tai biến nặng cho cả mẹ và thai nhi.

Việc phát hiện sớm tiền sản giật sẽ giúp điều trị dễ dàng hơn

9. Cách phòng tránh tiền sản giật

Nguyên nhân của tiền sản giật đến nay vẫn chưa được tìm ra một cách chính xác, chính vì thế rất khó để biết trước và phòng tránh nó. Biện pháp tốt nhất là chị em nên đi khám thai đều đặn để để thường xuyên kiểm tra huyết áp và lượng protein nhằm phát hiện sớm chứng bệnh tiền sản giật. Với những bà bầu có nguy cơ cao mắc tiền sản giật thì cần tìm hiểu kỹ thông tin và theo dõi thai kỳ chặt chẽ hơn.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật