Những biểu hiện và cách phòng ngừa bệnh hen suyễn ở người cao tuổi

Hen là một bệnh mạn tính của đường hô hấp, không chừa một lứa tuổi nào, nhiều người lần đầu bị hen khi tuổi còn rất nhỏ, bệnh giảm dần khi trẻ lớn lên, nhưng có thể tái phát khi về già.

Hen là một bệnh mạn tính của đường hô hấp có thể gặp ở mọi lứa tuổi, đối với trẻ nhỏ triệu chứng bệnh có thể giảm khi trẻ lớn, nhưng đôi khi về già bệnh lại tái phát. Và người ta cũng có thể bị hen lần đầu tiên khi tuổi đã cao. Vì vậy, không có gì bảo đảm rằng khi bạn bị hen lúc còn trẻ thì bệnh sẽ không trở lại khi tuổi già.

Tại sao người già mắc bệnh hen suyễn?

Có nhiều yếu tố nguy cơ gây khởi phát cơn hen ở người cao tuổi như nhiễm khuẩn hô hấp do siêu vi cảm cúm bị nhiễm bụi, khói. Trầm cảm và lo âu cũng có thể là một yếu tố khởi phát của bệnh hen. Các chuyên gia khuyên rằng, người cao tuổi nên được tiêm phòng ngừa cúm hàng năm và tiêm ngừa viêm phổi 5 năm/ lần.

Bệnh hen cũng có thể xảy ra trong các trường hợp người cao tuổi dùng thuốc gây khởi phát cơn hen hoặc làm triệu chứng của bệnh hen nặng hơn như thuốc ức chế beta điều trị tăng huyết áp và bệnh tim hoặc thuốc nhỏ mắt có chứa chất ức chế beta điều trị glocome. Vì thế, khi đi khám bệnh người cao tuổi, nên cho bác sĩ những loại thuốc đang dùng để việc tìm kiếm căn nguyên gây bệnh dễ dàng hơn.

Nguy hiểm hơn, người cao tuổi thường không nhạy bén trong việc nhận định ra các triệu chứng bệnh hen, thậm chí có người còn cho rằng đó chỉ là các triệu chứng thông thường của tuổi già rồi phớt lờ đi. Khi khai báo triệu chứng không chỉnh xác cũng gây khó khăn cho các bác sỹ trong việc chẩn đoán bệnh.

Do khó xác định căn nguyên gây bệnh cũng như việc nhận thức các triệu chứng của bệnh thiếu độ chính xác hơn so với người trẻ nên việc điều trị bệnh hen ở người cao tuổi còn gặp nhiều khó khăn. Nếu không được điều trị kịp thời hoặc được điều trị nhưng không đúng phác đồ, không thường xuyên thì có thể gây nên một số biến chứng nguy hiểm như tâm phế mạn khí phế thũng tràn khí màng phổi hoặc nhiễm bệnh lao kèm theo một số bệnh khác.

Ngoài việc dự phòng ngăn ngừa bệnh nặng hơn còn cần có giải pháp xử lý kịp thời các cơn hen cấp tính. Phác đồ điều trị bao gồm điều trị cắt cơn, điều trị dự phòng, trong đó điều trị dự phòng là chính.

Có nhiều phương pháp điều trị cho người bệnh hen. Tây Y thì dựa vào các triệu chứng tắc nghẽn viêm đường hô hấp dùng thuốc giãn phế quản và kháng viêm nên chú trọng điều trị triệu chứng bệnh, hiệu quả trong cắt cơn hen cấp. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc và điều trị như thế nào cần có sự chỉ định và theo dõi chặt chẽ của bác sỹ để hạn chế tác dụng phụ và phụ thuộc thuốc. Và một lưu ý nữa, người bệnh cần biết rõ căn bệnh của mình, đừng ngần ngại hỏi bác sỹ về các loại thuốc mà mình đang sử dụng, khi nào cần sử dụng, các triệu chứng của bệnh hen và khi nào thì là dấu hiệu nguy hiểm. Việc chăm sóc và điều trị hen ở người cao tuổi là một việc khó khăn, đòi hỏi sự kiên trì, nhẫn lại nhất là nhân viên y tế phải có những hiểu biết nhất định về lão khoa.

Chế độ ăn uống tập luyện cho người bị hen suyễn

Cơn hen kéo dài thời gian 10-15 phút hoặc dài hơn, sau đó giảm dần. Cơn thường phát vào ban đêm, lúc trời trở lạnh thời tiết thay đổi hoặc cơn phát theo chu kỳ.

Những tác nhân dị ứng thường là phấn hoa, lông động vật, bụi nhà, các nha bào nấm các loại vi khuẩn các loại khói gây ô nhiễm không khí các loại dược phẩm Ngoài ra, các loại thực phẩm có thể gây dị ứng như tôm, cua trứng thịt bò thịt gà cá trích cá ngừ tôm sò lông nhộng tằm măng tre đậu phộng hạt điều giá đậu, trái thơm (dứa) bia rượu … 

Một số yếu tố khác như thần kinh căng thẳng nội tiết tố thay đổi, thời tiết, khí hậu, môi trường ẩm ướt… đều có ảnh hưởng đến bệnh hen suyễn

Những người bị hen suyễn nên tránh những thức ăn có thể gây dị ứng  Nên ăn nhiều rau xanh, củ, quả có chứa nhiều vitamin C (cần được cung cấp đến 2g vitamin C mỗi ngày) như cam quýt, chanh, bưởi kiwi sơ ri, ổi, xoài, thanh long, rau bồ ngót, cần tây ớt chuông, rau dền đỏ, rau đay, mồng tơi cải xanh cà chua…

Nên dùng nhiều thực phẩm giàu beta caroten có trong gấc bí đỏ cà rốt đu đủ khoai lang bí, rau bồ ngót ớt chuông màu vàng, màu camvitamin E có nhiều trong dầu thực vật và các loại đậu, hạt, cũng có giúp bảo vệ và tăng cường chức năng hô hấp. Người bệnh hen suyễn cũng cần ăn thêm các loại như hành tây tỏi nghệ, ớt, tương hạt cải bông cải xanh các loại ngũ cốc lứt, các loại rau thơm, để tăng cường sức đề kháng tiêu đàm, bảo vệ và làm thông lợi đường hô hấp.

Hàng ngày nên ăn uống đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng cần thiết, nhất là cần chú ý đến lượng chất đạm có trong thịt, cá trứng sữa các loại đậu (cung cấp ít nhất 1g đạm/kg thể trọng/ngày). Chất bột đường trong khẩu phần cũng có tác dụng giúp làm tăng thông khí của đường hô hấp.

Các thực phẩm giàu chất béo omega 3 có thể làm giảm bớt tình trạng viêm, giảm nguy cơ bị khó thở thở khò khè Các loại thực phẩm giàu omega 3 là cá hồi cá trích cá thu các loại hạt có dầu, còn có thể giúp phòng ngừa bệnh hen suyễn di truyền ở trẻ nhỏ.

Cần hạn chế muối (dưới 6g muối/ngày). Tránh những thực phẩm sinh hơi, gây trướng bụng, như thức uống có ga, táo tây, trái bơ dưa hấu đậu phộng rang, bông cải, bắp cải, bắp, hành, rau cải ngâm giấm hoặc làm dưa chua... Một chế độ tập luyện thể dục thể thao vừa sức, luyện khí công yoga thái cực quyền xoa bóp cơ thể hàng ngày, cũng rất có ích cho người bị hen suyễn Đồng thời, nên giữ cho mình một tâm thái nhẹ nhàng, không lo âu căng thẳng quá mức.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật