Những việc nên kiêng khi bị bệnh gút để tránh tăng axit uric

Người bị bệnh gút ngoài thực hiện các lời khuyên dinh dưỡng, cần hạn chế các thức ăn có nhiều purin, gây tăng axit uric.

Bệnh gút là một chứng viêm khớp thường gặp ở nam giới do các tinh thể nhỏ gọi là axit uric ứ đọng trong cơ thể.

Theo BS. Nguyễn Thị Vân, nam giới và những người béo phì là những người có nguy cơ mắc bệnh gút cao chế độ ăn uống đóng một vai trò quan trọng, tác động trực tiếp đến tình trạng bệnh của bệnh nhân gút.

Một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp giảm được những cơn đau khớp Vậy những người bị bệnh gút cần kiêng những gì để giảm đau BS. Nguyễn Thị Vân và BS. Nguyễn Thị Thúy sẽ giải đáp thắc mắc này.

Câu hỏi 1: Xin Bác sĩ tư vấn cho tôi cách điều trị và chế độ ăn kiêng của người bị bệnh gút. Xin cảm ơn!

Bệnh gút là một chứng viêm khớp thường gặp

Bệnh gút là một chứng viêm khớp thường gặp

BS. Nguyễn Thị Vân, Bộ Y tế, trả lời:

Chào bạn,

Bạn cần đi khám để xác định xem bạn đang bị gút ở giai đoạn nào, bởi từng giai đoạn có phác đồ điều trị cụ thể: cơn gút cấp tính, gút mãn tính, dự phòng cơn gút cấp tái phát.

Nguyên tắc điều trị bệnh gút: Chống viêm khớp trong các đợt cấp; Hạ axit uric máu để phòng những đợt viêm khớp cấp tái phát, ngăn ngừa biến chứng.

Điều trị các bệnh lí kèm theo đặc biệt là nhóm các bệnh lí rối loạn chuyển hóa như: tăng huyết áp đái tháo đường tăng mỡ máu béo phì; cần điều trị viêm khớp cấp trước. Chỉ sau khi tình trạng viêm khớp đã hết hoặc thuyên giảm mới bắt đầu dùng thuốc hạ axit uric máu.

Để điều trị có hiệu quả cần thường xuyên kiểm tra axit uric máu và niệu, kiểm tra chức năng thận.

Chế độ ăn uống không thể thay thế được các thuốc điều trị bệnh gút nhưng có một vai trò quan trọng trong điều trị, góp phần làm bệnh gútcác bệnh kèm theo dễ kiểm soát hơn, giảm bớt liều thuốc phải dùng, giảm bớt số thuốc phải dùng.

Chế độ ăn uống còn là biện pháp chính, không thể thiếu được trong việc phòng ngừa bệnh gút cho các đối tượng có tăng axit uric máu đơn thuần.

Không uống nhiều rượu mạnh. Không ăn các thức ăn chứa nhiều purine như: phủ tạng động vật: tim gan thận lá lách, óc, hột vịt, gà lộn trứng cá cá trích, cá đối cá mòi

Không ăn mỡ động vật, không ăn đường. Hạn chế protid (

Không ăn nhiều (vừa phải, điều độ) các loại đậu hạt măng tây không ăn nhiều sô-cô-la, cacao, trà, cà phê.

Nên dùng nhiều: các loại rau xanh, trái cây tươi, uống nhiều nước nước khoáng có bicarbonate, nước sắc lá xakê, các loại ngũ cốc sữa trứng

Chế độ sinh hoạt: tăng cường vận động, chống béo phì tránh stress tránh gắng sức, tránh lạnh đột ngột.

Câu hỏi 2: Em bị bệnh gút, không rõ nên kiêng những gì?

Người bị bệnh gút ngoài thực hiện các lời khuyên dinh dưỡng hợp lý, cần hạn chế các thức ăn có nhiều purin

Người bị bệnh gút ngoài thực hiện các lời khuyên dinh dưỡng hợp lý, cần hạn chế các thức ăn có nhiều purin

BS. Nguyễn Thị Thúy, Bộ Y tế, trả lời:

Chào em,

Người bị bệnh gút ngoài thực hiện các lời khuyên dinh dưỡng hợp lý, cần hạn chế các thức ăn có nhiều purin có thể gây tăng axit uric, đặc biệt trong các đợt bệnh cấp tính.

- Nhóm thức ăn chứa ít purin như ngũ cốc bơ, dầu mỡ, rau quả tươi các loại hạt đặc biệt trứng sữa không chứa purin nên được khuyến khích sử dụng.

- Nhóm thức ăn chứa purin trung bình: thịt, cá, hải sản, gia cầm, đậu đỗ cải bó xôi bông cải.

- Nhóm thức ăn chứa nhiều purin là phủ tạng các loại như gan bầu dục, óc, lá lách trứng cá nước dùng thịt, cá nục nấm măng tây bia sô-cô-la, cacao.

- Một số thức uống làm tăng axit uric cần hạn chế là rượu, cà phê, trà, nước uống có côla.

Người bị bệnh gút nên loại bỏ thức ăn chứa nhiều purin, đặc biệt khi đang đau cấp tính.

Ăn hạn chế thực phẩm nhóm purin trung bình (ăn sữa, trứng), tránh dùng các loại nước dùng, nước hầm, nước rau củ... để giảm bớt lượng purin của thức ăn hòa tan trong nước.

- Người bị bệnh gút cần bỏ rượu, thậm chí cả rượu vang rượu thuốc Một số loại thức ăn cần hạn chế như sô-cô-la, cacao, nấm, nhộng, rau dền.

Cần tránh ăn những thức ăn chua như nem chua dưa hành muối canh chua hoa quả chua... những chất chua làm cho axit uric tăng cường lắng đọng vào khớp, gây cơn gút cấp tính. Bệnh nhân mắc chứng béo phì cần áp dụng chế độ ăn giảm mỡ, giảm calo

- Khi thấy lượng axit uric cao hơn mức bình thường thì phải thực hiện ngay chế độ ăn uống thích hợp và dùng thuốc giảm axit uric trong máu.

- Dùng nhiều các loại rau xanh trái cây tươi.

- Uống nhiều nước (2-2,5 lít/ngày), nước khoáng kiềm, nước sắc lá sa-kê để tăng cường thải tiết axit uric qua nước tiểu

- Ăn các loại ngũ cốc

Chế độ sinh hoạt:

Cần có chế độ tập luyện thể dục thể thao phù hợp, không để bị thừa cân béo phì

Tăng cường vận động. Tránh stress tránh gắng sức, tránh lạnh đột ngột.

Chào thân ái!

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật