Những lưu ý khi chăm sóc trẻ từ 6 tháng đến 4 tuổi

Cha mẹ nào cũng muốn con mình luôn cao lớn, khỏe mạnh, thông minh. Nhưng trong độ tuổi từ 6 tháng đến 4 tuổi, trẻ lai rất hay bị ốm, nhiều khi ốm lai rai hoặc tần suất quá dày, đôi khi tháng nào cũng phải dùng kháng sinh gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của trẻ và cuộc sống của cả gia đình.

Những vấn đề sức khỏe thường gặp ở trẻ từ 6 tháng đến 4 tuổi

Theo thạc sĩ, bác sĩ Lê Thị Hải, giám đốc trung tâm dinh dưỡng Quốc Gia, trẻ khỏe mạnh là nhờ hai nguồn tạo nên sức đề kháng cho trẻ chống lại bệnh tật, đó là hệ miễn dịch thu động và hệ miễn dịch chủ động. Trong 6 tháng đầu đời trẻ thường ít ốm nhờ vào hệ miễn dịch thu động mà trẻ có được từ nhau thai khi còn trong bụng mẹ và từ sữa non của mẹ lúc mới sinh.

Sau 6 tháng, hệ miễn dịch này sẽ hết. Trong khi đó, hệ miễn dịch chủ động của bé bắt đầu hình thành và phải đến khi trẻ 3,4 tuổi mới hoàn thiện, tạo nên khoảng trống miễn dịch trong quãng thời gian này. Đồng thời, từ 6 tháng trở đi, mẹ bắt đầu đi làm, nguồn sữa sẽ không còn dồi dào chất lượng sữa kém đi, nguồn kháng thể giảm nhiều và bé cũng bú ít hơn. Lúc này trẻ cũng bắt đầu tập ăn dặm trong khi hệ tiêu hóa còn non yếu. Bởi vậy, trẻ rất thường hay ốm trong độ tuổi này.

Chăm sóc trẻ từ 6 tháng đến 4 tuổi

Chăm sóc trẻ từ 6 tháng đến 4 tuổi

Những bệnh trẻ thường mắc trong thời gian này là cảm cúm hắt hơi sổ mũi ho các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên (như viêm họng viêm amidan viêm tai giữa …) viêm đường hô hấp dưới (như viêm phế quản viêm phổi hen phế quản …), các bệnh đường tiêu hóa (như rối loạn tiêu hóa tiêu chảy táo bón nôn trớ,…)

Đến tuổi đi nhà trẻ, mẫu giáo, đây là môi trường bên ngoài có nhiều mầm bệnh dễ lây lan và trẻ lại phải tiếp xúc với hoàn cảnh mới từ không gian, sự tiếp xúc thực phẩm …cũng làm cho trẻ dễ ốm, đặc biệt là các bệnh có tính chất lây lan, thành dịch bệnh như cảm cúm bệnh tay chân miệng tiêu chảy do virus Rota,…

Hậu quả nếu trẻ hay bị ốm vặt

Khi sức đề kháng kém, trẻ sẽ hay bị ốm vặt, sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe sức lớn và sự phát triển của trẻ, khi đó trẻ sẽ biếng ăn kém hấp thu  làm cho trẻ chậm lên cân chiều cao phát triển kém trí tuệ chậm phát triển dẫn đến còi xương suy dinh dưỡng Khi đó, càng làm cho sức đề kháng của trẻ giảm đi, khiến trẻ lại càng ốm nhiều hơn, phải dùng kháng sinh để điều trị, trẻ sẽ dễ bị rối loạn tiêu hóa kém hấp thu và lại càng biếng ăn, sức đề kháng càng giảm. Tạo thành một vòng xoắn bệnh lý rất khó thoát ra. Cuối cùng, trẻ sẽ bị còi xương, châm lớn, cân nặng, chiều cao không đạt chuẩn, thể lực yếu ớt và trí tuệ kém phát triển.

Ngoài ra, nếu trẻ thường xuyên ốm vặt sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt của cả gia đình nhất là người mẹ sẽ rất mệt mỏi có khi phải nghỉ làm để ở nhà chăm con và cản trở sự nghiệp của mẹ.

Giải pháp toàn diện giúp trẻ tăng cường sức đề kháng và giảm ốm vặt

Để trẻ có sức đề kháng tốt thì cần phải có thể lực tốt ngay từ khi mới sinh ra, cân nặng cần đạt trên 3 kg và chiều cao khoảng 50cm trở lên. Muốn vậy, trẻ phải khỏe từ trong bụng mẹ. Mẹ phải chú ý chế độ dinh dưỡng tốt, chăm sóc thai nhi tốt khi mang bầu.

Tiếp đó, khi sinh ra cần cho trẻ bú ngay từ những giờ đầu và nên cho bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, cũng như nên cho bú đến 2 tuổi. Như vậy, sẽ tận dụng được hết những nguồn kháng thể từ sữa mẹ giúp trẻ có sức đề kháng tốt và giảm ốm vặt.

Quá trình chăm sóc cần chú ý chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất, chú trọng bổ sung các vi chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển sức khỏe và sức đề kháng cho trẻ. Trong đó, không thể thiếu canxi sắt, kẽm vitamin D, MK7 (vitamin K2),…

Nếu trẻ hay mắc các bệnh đường hô hấp nên bổ sung ngay và thường xuyên cho trẻ các chất giúp nhanh chóng tăng cường hệ miễn dịch là Immune Alpha, Sữa non (Colostrum), FOS. 

Nếu trẻ hay phải dùng kháng sinh hoặc bị rối loạn tiêu hóa hoặc biếng ăn, kém hấp thu, chậm tăng cân thì đừng quên bổ sung cho trẻ hàng ngày bằng men vi sinh điều này sẽ giúp bé có hệ tiêu hóa khỏe mạnh và chống lại các vấn đề ở đường tiêu hóa. 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật