Những người có 15 triệu chứng này nhất định không được uống trà
Buổi sáng ngủ dậy thấy 4 việc này chứng tỏ bệnh gan bạn đang rơi vào giai đoạn nặng, cần đi khám gấp
Buổi sáng thức dậy gặp 5 dấu hiệu bất thường này cảnh báo gan đang bị tàn phá nghiêm trọng
1. Khi bị sốt
Chất caffein trong lá trà không những khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao, mà còn làm giảm hiệu quả của thuốc.
2. Mắc bệnh gan
Các chất có trong lá trà bao gồm caffein đại đa số đều phải chuyển hoá qua gan Nếu gan có bệnh, lượng trà uống vào quá nhiều so với khả năng chuyển hoá sẽ làm tổn thương các mô gan.
3. Người suy nhược thần kinh
Caffein trong trà có tác dụng làm hưng phấn trung khu thần kinh. Khi thần kinh suy nhược nhưng vẫn uống trà đặc vào buổi chiều và tối, sẽ dẫn tới mất ngủ khiến bệnh tình trầm trọng hơn. Người bệnh nên uống trà hoa vào buổi sáng và trà xanh và trưa muộn để có được tinh thần tỉnh táo phấn chấn.
4. Người bị loét dạ dày
Trà là một loại chất kích thích bài tiết axít dạ dày Uống trà có thể làm tăng lượng axít dạ dày kích thích cho bề mặt loét. Vì vậy, thường xuyên uống trà đặc sẽ khiến bệnh tình tồi tệ hơn. Nhưng đối với những người bị loét nhẹ, có thể thưởng thức trà loãng sau khi uống thuốc 2 giờ.
Ngoài ra trà đen pha đường sữa góp phần làm tiêu viêm và bảo vệ niêm mạc dạ dày cũng có tác dụng nhất định đối với bệnh loét. Đặc biệt, uống trà còn có thể ngăn chặn sự tổng hợp của các hợp chất nitroso trong cơ thể, phòng ngừa đột biến tiền ung thư
5. Người suy dinh dưỡng
Lá trà có chức năng phân giải chất béo. Vì vậy, thức uống này không thích hợp với người suy dinh dưỡng và nếu cố tình sử dụng sẽ khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.
6. Người bị thiếu máu
Chất tanin trong trà có thể kết hợp với sắt để tạo thành các hợp chất không hoà tan, khiến cơ thể không nhận được đủ nguồn cung cấp sắt, vì vậy người thiếu máu không nên uống trà.
7. Bệnh nhân sỏi tiết niệu
Sỏi tiết niệu thông thường là sỏi canxi oxalate Trong trà có chứa axít oxalic, sẽ kết hợp với canxi trong nước tiểu bài tiết,hình thành sỏi. Vì vậy, người bị sỏi tiết niệu được khuyến cáo không nên uống trà.
8. Bệnh nhân động mạch vành
Đối với người mắc bệnh động mạch vành có nhịp tim nhanh, đập sớm hoặc rung tâm nhĩ, chất caffein, theophylline trong trà gây hưng phấn, có thể tăng cường chức năng của tim uống quá nhiều trà đặc sẽ khiến bệnh tái phát hoặc tăng nặng.
Do đó những người bệnh nhóm này chỉ có thể uống trà loãng nếu muốn. Nếu người bệnh có nhịp tim thường dưới 60 lần/phút nên uống nhiều trà để nâng cao nhịp tim, có tác dụng phối hợp trị liệu với thuốc.
9. Bệnh nhân cao huyết áp
Khi pha, mỗi gam trà chỉ dùng dưới 50 ml nước sôi được coi là 'trà đặc'. Bệnh nhân cao huyết áp nếu uống quá nhiều trà đậm đặc, do tác dụng gây hưng phấn của chất caffein sẽ dẫn tới huyết áp tăng cao, không có lợi cho sức khoẻ
Bụng rỗng uống trà sẽ làm loãng axít dạ dày, gây ức chế tiết dịch vị
10. Uống trà khi say rượu
Lá trà có tác dụng hưng phấn trung khu thần kinh, sau khi say rượu uống trà đặc sẽ làm tăng gánh nặng của tim. Uống trà còn đẩy nhanh tác dụng lợi tiểu, khiến chất aldehyde độc hại có trong rượu chưa phân huỷ đã bị thải ra ngoài qua thận, tạo kích thích lớn cho thận và nguy hại đến sức khoẻ.
Do đó, đối với người bị bệnh tim và thận hoặc chức năng tim thận kém, không nên uống trà khi say rượu Người khoẻ mạnh, có thể uống ít trà đặc, đợi sau khi tỉnh lại áp dụng các phương pháp như ăn nhiều hoa quả hoặc uống một ngụm giấm, để đẩy nhanh tốc độ trao đổi chất xoa dịu cơn say rượu.
11. Cẩn thận khi uống thuốc bằng nước trà
Thuốc có nhiều loại với các tính năng khác nhau. Có nên dùng trà để uống thuốc hiện vẫn chưa có kết luận rõ ràng. Theo các chuyên gia Trung Quốc, trong lá trà có chứa tannin theophylline. Đó là những chất gây phản ứng hóa học với một số loại thuốc Vì vậy, dùng trà để uống thuốc ngủ thuốc an thần và thuốc bổ máu có chứa sắt hoặc thuốc có chứa protein sẽ khiến tác dụng của thuốc bị hạn chế.
Một số thảo dược Đông y như ma hoàng câu đằng hoàng liên cũng không nên uống cùng với nước trà. Ngoài ra, trong dân gian thường cho rằng khi uống các loại thuốc bổ như nhân sâm cũng không nên uống trà.
12. Tránh uống trà khi bụng đói
Bụng rỗng uống trà sẽ làm loãng axít dạ dày gây ức chế tiết dịch vị cản trở tiêu hoá, thậm chí tạo nên hiện tượng ‘say trà’ như đánh trống ngực khó chịu dạ dày hoa mắt, bồn chồn, và ảnh hưởng hấp thu protein dẫn tới viêm niêm mạc dạ dày Nếu bị 'say trà', có thể ngậm kẹo hoặc uống ít nước đường, giúp giảm nhẹ triệu chứng.
13. Không uống trà để qua đêm
Pha trà xong nên uống ngay. Nước trà để lâu không những làm mất đi vitamin và các thành phần dinh dưỡng khác, mà còn dễ biến chất chua, uống vào dễ sinh bệnh.
14. Không uống nước trà đầu
Hiện nay, trong quá trình trồng, gia công, đóng gói, lá trà khó tránh khỏi bị nhiễm thuốc sâu, phân hoá học, đất cát. Nước trà đầu nên để rửa trà, nên đổ bỏ đi sau đó nhanh chóng cho nước sôi vào lại, để đảm bảo vệ sinh.
15. Phụ nữ có thai và cho con bú không nên uống trà
Trong lá trà chứa nhiều Polyphenol, caffein, nhân tố bất lợi đối với sự phát triển của thai nhi vì vậy thai phụ chỉ nên uống ít hoặc không uống trà. Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyến cáo phụ nữ đang cho con bú không nên uống trà đặc. Lượng caffeine trong trà sẽ vào sữa mẹ gây hưng phấn khiến trẻ ngủ ít và quấy khóc nhiều.
- 6 đối tượng tuyệt đối không được ăn đậu phụ, đừng cố... (Chủ nhật, 13:33:08 23/05/2021)
- Thịt vịt là thuốc bổ trong Đông y nhưng ăn chung với 3 thực... (Thứ năm, 13:47:05 29/04/2021)
- Ăn kim chi rất tốt nhưng đây là “đại kị” nhớ phải tránh... (Thứ Ba, 12:44:06 30/03/2021)
- Những thực phẩm ăn cùng tỏi sẽ sinh độc tố, chớ dại dùng... (Thứ Hai, 18:52:07 05/10/2020)
- Rước họa vào thân vì ăn thanh long sai cách (Thứ Hai, 10:00:09 05/10/2020)
- Bác sĩ vạch trần thứ đại kỵ với bưởi, ăn cùng lúc sẽ... (Thứ Ba, 20:06:02 29/09/2020)
- Rau mồng tơi lành tính nhưng ăn theo 7 cách sau là "cực... (Thứ sáu, 12:20:03 25/09/2020)
- Những người ăn giá đỗ sẽ hại sức khỏe vô cùng (Thứ Ba, 12:30:06 15/09/2020)
- 5 thực phẩm đại kị với dưa chuột, xem loại thứ 2 ai cũng... (Thứ Hai, 13:35:06 31/08/2020)
- Những loại rau không nên luộc, vì bao nhiêu dinh dưỡng đều bị... (Chủ nhật, 19:45:01 23/08/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:00 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:05 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:03 12/02/2023