Bệnh tiểu đường và những yếu tố nguy cơ có thể xảy ra

Các yếu tố có khả năng gây bệnh hoặc làm tăng nặng tình trạng bệnh lý của bệnh tiểu đường được coi là yếu tố nguy cơ của bệnh.

Tiểu đường hay đái tháo đường là một trong những rối loạn nội tiết tố insulin khi tuyến tụy sản xuất thiếu thiếu insulin hoặc bị giảm tác động trong cơ thể, khiến cho đường glucose không đi vào được các tế bào làm cho lượng đường trong máu luôn tăng cao ở người bệnh tiểu đường tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính gây nên các bệnh về tim mạch vành tai biến mạch máu não suy thận liệt dương

Phân loại tiểu đường

Tiểu đường týp 1 là gì?

Tiểu đường týp 1 hay còn gọi là bệnh đái tháo đường týp 1: là dạng tiểu đường phụ thuộc vào insulin phát sinh do hệ miễn dịch của cơ thể nhầm lẫn đã tấn công vào các tế bào của tuyến tụy làm cho các tế bào của tuyến tụy không thể sản xuất ra insulin. Khi không có insulin, các tế bào trong cơ thể sẽ không sử dụng được đường glucose do đó lượng đường glucose trong máu sẽ tăng cao. Vì vậy bệnh nhân tiểu đường týp 1 phải được tiêm insulin để duy trì cuộc sống Đối tượng mắc bệnh tiểu đường týp 1 thường là trẻ em và thanh thiếu niên.

Tiểu đường týp 2 là gì?

Tiểu đường týp 2 hay còn gọi là đái tháo đường týp 2: không giống với bệnh tiểu đường týp 1, đây là dạng tiểu đường không phụ thuộc vào insulin và xảy ra phổ biến hơn, đối tượng mắc chính là độ tuổi từ 40 trở lên nhưng đôi khi cũng có thể bắt gặp bệnh tiểu đường týp 2 ở người có độ tuổi rất trẻ. Bệnh tiểu đường týp 2 phát sinh do tuyến tụy vẫn sản xuất ra insulin, nhưng insulin lại không thực hiện được chức năng vốn có của nó có nghĩa là cơ thể trở nên đề kháng với insulin, khiến cho lượng đường trong máu sẽ tăng cao.

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Bệnh tiểu đường thai kỳ hay còn gọi là bệnh đái tháo đường thai kỳ: thường xảy ra ở phụ nữ khi mang thai và sẽ hết sau khi sinh. Bệnh tiểu đường thai kỳ tuy không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe thai phụ nhưng nếu không kiểm soát tốt nó sẽ gây ra các vấn đề trong quá trình mang thai nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi Đặc biệt bệnh tiểu đường thai kỳ có nhiều khả năng chuyển thành bệnh tiểu đường týp 2 sau này.

Tiền tiểu đường

Tiền tiểu đường hay còn gọi tiền đái tháo đường theo thống kê có hàng triệu người có khả năng bị tiền tiểu đường. Tiền tiểu đường khi đường huyết trong máu cao hơn mức độ lượng đường trong máu bình thường, nhưng không đủ cao để được gọi là bệnh đái tháo đường.

Có 2 dạng tiền tiểu đường

1 rối loạn đường huyết đói: đường huyết khi đói từ 100 tới 126 mg/dl

2. Rối loạn dung nạp Glucose: khi đường huyết 2 giờ sau test dung nạp Glucose 140-199 mg/dl.

Bệnh nhân tiền tiểu đường có nguy cơ cao trở thành đái tháo đường týp 2 thực sự. Các triệu chứng đái tháo đường: uống nhiều, tiểu nhiều và sụt cân không giải thích được

Chẩn đoán dựa vào xét nghiệm đường huyết: đường huyết đói ≥ 127mg/dl hay đường huyết ngẫu nhiên ≥ 200 mg/dl hay đường huyết 2 giờ sau test dung nạp Glucose ≥ 200 mg/dl.

Nguyên nhân bệnh tiểu đường

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường týp 1

Bệnh tiểu đường týp 1 là do sự thiếu insulin trầm trọng của cơ thể, khi bị thiếu insulin thì lượng đường trong máu không được chuyển hóa đến tế bào trong cơ thể nên không thể sinh ra năng lượng. Lúc này đường theo máu và được đào thải qua nước tiểu Vậy tại sao tuyến tụy lại không thể sản xuất insulin một cách bình thường?

Như chúng ta đã biết hệ miễn dịch có cơ chế bảo vệ cơ thể bằng cách xác định và tiêu diệt vi khuẩn vi-rút. Nhưng trong các bệnh tự miễn dịch hệ miễn dịch lại tấn công các tế bào trong cơ thể, và trong bệnh tiểu đường týp 1 thì hệ thống này đã tấn công các tế bào beta trong tuyến tụy làm cản trở hoặc ngừng sản xuất insulin của tuyến tụy.

- Yếu tố di truyền: Yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong việc xác định ai là người có khả năng phát triển bệnh tiểu đường týp 1 gen được truyền từ bố mẹ cho con. Gen giúp thực hiện tạo ra các protein cần thiết cho hoạt động của các tế bào. Tuy nhiên một số biến thể gen hoặc một vài nhóm gen tương tác với nhau tạo nên nguyên nhân chính của bệnh tiểu đường.

- Do hệ miễn dịch: Các tế bào bạch cầu trong hệ miễn dịch của cơ thể tấn công tế bào beta. Chính lý do này làm cho tuyến tụy suy giảm hoặc mất hẳn chức năng sản xuất insulin.

- Yếu tố môi trường thực phẩm vi khuẩn vi-rút và các độc tố: Chính các yếu tố này gây ra sự phá hủy tế bào beta của tuyến tụy gây nên bệnh lý.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường týp 2

Bệnh tiểu đường týp 2 được phát hiện khi cơ thể không còn sản xuất đủ insulin hoặc sự suy giảm về khả năng sử dụng insulin. Về cơ bản có 2 nguyên nhân chính gây nên bệnh tiểu đường týp 2:

- Yếu tố di truyền: Gen đóng vai trò quan trọng đối với bệnh tiểu đường týp 2. Gen hoặc những nhóm gen biến thể có thể tác động làm suy giảm khả năng sản xuất insulin của tuyến tụy.

- Béo phì và lười vận động: Do dư thừa calo mất đi sự cân đối calo với hoạt động của cơ thể gây tình trạng kháng insulin Khi nạp quá nhiều dinh dưỡng vào cơ thể mà không có chế độ vận động hợp lý sẽ tác động tới tuyến tụy và gây áp lực ép tuyến tụy phải sản xuất insulin, trong thời gian dài tuyến tụy sẽ suy yếu và mất dần đi khả năng sản xuất insulin gây nên bệnh tiểu đường.

Tiểu đường ai có nguy cơ mắc phải

Những đối tượng dưới đây có nguy cơ cao mắc phải bệnh tiểu đường:

- Những người có độ tuổi > 45 thường dễ mắc phải tiểu đường týp 2.

- Người có chỉ số BMI = 23, vòng eo > 90 cm (nam), > 80 cm (nữ) mang nguy cơ mắc tiểu đường týp 2.

- Người có người thân (bố, mẹ, anh, chị, em ruột đã mắc bệnh đái tháo đường) có thể di truyền dễ mắc tiểu đường cao hơn rất nhiều so với những người không có tiền sử gia đình bị tiểu đường.

- Người có tiền sử sản khoa đặc biệt (thai chết lưu sảy thai đái tháo đường thai nghén sinh con to ≥ 4kg) cũng làm tăng nguy cơ mắc phải tiểu đường týp 2.

- Ngoài ra tăng huyết áp vô căn (≥ 140/90 mmHg) cũng kéo theo nguy cơ bị tiểu đường.

 

- Người có tiền sử rối loạn dung nạp glucose hoặc rối loạn đường huyết lúc đói.

- Người có bệnh mạch vành hoặc đột quỵ

- Tăng triglyceride (mỡ) máu.

- Chế độ ăn nhiều chất béo.

- Uống nhiều rượu

- Ngồi nhiều.

- Béo phì hoặc thừa cân

Tất cả những đặc điểm trên được gọi là các yếu tố nguy cơ với bệnh tiểu đường.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật