Cảnh giác với căn bệnh sốt xuất huyết Dengue thể não

Bệnh sốt xuất huyết Dengue nếu phát hiện muộn, không chữa trị kịp thời, có thể dẫn tới thể nặng, gây tử vong.

Vừa qua, khoa Y học nhiệt đới (Bệnh viện Phụ sản-Nhi Đà Nẵng) đã tiếp nhận bệnh nhi Lê Anh Quốc (10 tuổi, Quảng Nam) trong tình trạng sốt cao liên tục, tri giác u ám, nói nhảm, tăng trương cơ lực. Qua kết quả xét nghiệm, các bác sĩ chẩn đoán Anh Quốc bị sốt xuất huyết Dengue thể não. Sau 2 tuần điều trị tích cực, hiện bệnh nhi đã qua cơn nguy kịch.

 

Ba bệnh nhi sốt xuất huyết Dengue thể não cũng được chuyển tới bệnh viện Phụ sản-Nhi Đà Nẵng. Tuy nhiên, hai trường hợp đã tử vong do phát hiện bệnh muộn. Trước đó, năm 2010, bệnh nhi 10 tháng tuổi tại Bến Tre được đưa vào bệnh viện Nhi đồng 2 trong tình trạng tương tự. Rất may, bệnh nhi này đã được điều trị kịp thời và qua khỏi.

Những trường hợp trên là lời cảnh tỉnh đối với những người còn chủ quan với căn bệnh sốt xuất huyết Dengue. Các bác sĩ khuyến cáo sốt xuất huyết Dengue nếu phát hiện muộn, không được điều trị kịp thời, vi-rút sẽ tấn công vào não và máu, gây nguy hiểm đến tính mạng và tỉ lệ tử vong là rất cao. 

Những biến chứng nguy hiểm

Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi-rút Dengue gây ra. Trung gian truyền bệnh là muỗi cái Aedes. Bệnh sẽ trở nên cực kỳ nguy hiểm nếu không phát hiện kịp thời và điều trị muộn. 

Khi đó, vi-rút Dengue có thể tấn công não gây viêm não (sốt xuất huyết Dengue thể não). Do xuất huyết, dịch huyết tương bị ứ đọng trong màng não gây phù não phù não cấp và các hội chứng thần kinh nguy hiểm khác. Sốt cao kéo dài còn khiến bệnh nhân rơi vào hôn mê

Đây là biến chứng cực kì nguy hiểm bởi biểu hiện ban đầu thường không rõ ràng. Tuy nhiên, diễn biến của bệnh lại diễn ra rất nhanh, có thể trở nặng đột ngột làm tăng nguy cơ tử vong.

Tình trạng xuất huyết liên tục trong cơ thể khiến các cơ quan như tim phổi nội tạng bị ảnh hưởng nghiêm trọng gây xuất huyết cơ tim suy tim rối loạn hệ thống tuần hoàn viêm đường hô hấp tràn dịch màng phổi viêm phổi do bội nhiễm phù phổi cấp tràn dịch màng bụng suy thận suy thận cấp suy gan suy gan cấp hoặc các vấn đề về men gan

 

Mùa hè là thời điểm muỗi tấn công và truyền nhiều bệnh nguy hiểm cho con người

Mùa hè là thời điểm muỗi tấn công và truyền nhiều bệnh nguy hiểm cho con người 

Đặc biệt, đối với phụ nữ mang thai tình trạng xuất huyết nặng dễ dẫn đến sảy thai đẻ non. Thai nhi cũng có thể bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch xuất huyết.

Dấu hiệu cảnh báo

Khi bị muỗi mang mầm bệnh đốt, bệnh nhân thường có thời gian ủ bệnh từ 4 đến 10 ngày. Sau đó, người bệnh sẽ có các biểu hiện lâm sàng của sốt xuất huyết Dengue: Sốt cao (từ 39-40oC) liên tục trong nhiều ngày, cơ thể mệt mỏi phát ban xuất huyết dưới da chảy máu cam chảy máu chân răng hoặc nướu răng nôn, đi ngoài ra máu, có thể xuất huyết tiêu hóa rong kinh ở phụ nữ .

Giai đoạn biến chứng nặng thường xảy ra vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 kể từ khi khởi phát bệnh. Do đó, nếu ngoài các triệu chứng lâm sàng trên, bệnh nhân còn có những biểu hiện sau đây, thì cần được đưa đến bệnh viện ngay lập tức.

- Sốt cao hơn, mệt, bứt rứt, li bì, vật vã.

- Rối loạn tiêu hóa nôn sau khi ăn hoặc nôn khan liên tục đau bụng táo bón

- gan to đau ở vùng gan.

Sưng hạch ở cổ, khuỷu tay.

 

- Xuất huyết nặng: Xuất huyết dưới da ở dạng chấm, nốt mảng, xuất huyết niêm mạc (chảy máu cam chảy máu chân răng nhiều), xuất huyết đường tiêu hóa và nội tạng (nôn ra máu, đi ngoài phân đen), rong kinh nặng.

- Xuất hiện các triệu chứng nặng hơn: Tụt huyết áp không đo được huyết áp nhiệt độ hạ nhanh, nôn nhiều, da đổi màu bầm, môi tím tái, tay chân lạnh, da lạnh ẩm tiểu ít

- Khi có các dấu hiệu như mạch nhanh, yếu, mệt lả, lơ mơ… bệnh nhân có thể đã chuyển sang giai đoạn sốc. Theo thống kê, tỷ lệ tử vong ở người có biến chứng sốc là 2-3%. Đặc biệt, trạng thái sốc rất dễ gặp ở những người bị tái nhiễm vi-rút

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật