Bật mí công dụng ít ai biết của 4 loại rau quả dân dã

Các nhà khoa học Mỹ gọi gấc là loại quả đến từ thiên đường, còn rau má là 'suối nguồn tươi trẻ'.

Giáo sư, Tiến sĩ Lê Thị Hợp - nguyên Viện trưởng Viện dinh dưỡng Quốc gia cho biết, châu Á có hệ thực vật phong phú nhất trong 7 châu lục trên trái đất, chiếm 20% số loài thực vật của hành tinh. Nằm trong vùng khí hậu điển hình Đông Nam Á, Việt Nam được biết đến với nhiều loại thảo dược đặc trưng như gấc, rau má, lạc tiên...

Trái gấc  

Gấc là giống cây dễ trồng, sức sống mãnh liệt, vòng đời 15-20 năm, có thể phát triển ở mọi địa hình. Khi chăm sóc, người xưa nhận thấy dây leo luôn bò về hướng mặt trời, quả có màu đỏ tượng trưng cho may mắn, nên thường dùng làm món xôi trong ngày lễ Tết. Các nhà khoa học Mỹ cũng phát hiện thấy trong gấc có hàm lượng beta-caroten rất cao - chất tiền vitamin A giúp chống oxy hóa, bảo vệ tế bàotăng cường thị lực Vậy nên trái gấc được mệnh danh là "loại quả đến từ thiên đường".  

Gấc còn được gọi là Fak kao (Thái Lan), Bhat kerala (Ấn Độ), Moc niet tu (Trung Quốc), Mak kao (Lào). Giáo sư Hợp cho biết, gấc có hàm lượng lycopen cao gấp 70 lần cà chua; beta-caroten gấp 10 lần cà rốt giúp tăng cường thị lực hỗ trợ điều trị bệnh khô mắt Gần 100% lycopen và trên 90% beta-caroten của quả tập trung ở lớp màng bao quanh vỏ hạt. Loại trái cây này được lựa chọn làm nguyên liệu chính cho hàng trăm loại dược phẩm và thức uống dinh dưỡng trên thế giới.  

Ngoài ra, gấc còn chứa các loại protein chất béo thực vật, sắt và kẽm vitamin E vitamin C (cao hơn 60 lần so với cam), có thể ngăn cản phát triển của tế bào ung thư giảm cholesterol hỗ trợ điều trị bệnh tim phổi mạch máu thần kinh. Nhân hạt gấc chứa 55% chất béo tốt, 17% đạm, 2% tanin, 3% xenluloza, 6% nước, 12% khoáng chất, 3% đường... Phụ nữ uống nước ép gấc giúp chống lão hóa duy trì sắc vóc trẻ trung.  

Rau má  

Rau má còn gọi là tích tuyết thảo, liên tiền thảo (Pennywort), vì lá tròn như đồng xu. Đây là loài rau dại thường mọc hoang, từ xa xưa, dân gian đã biết nấu canh, giã nước, luộc chín, ăn sống, trộn gỏi, làm trà rau má để thanh nhiệt, giải độc, mát gan   Các nhà khoa học tìm thấy hơn 20 dưỡng chất quý giá trong rau má tốt cho sức khỏe Mỗi 100g dịch chiết chứa 88g nước; 3,2g protein; 1,8g carbohydrate; 4,5g xơ; 3,7mg vitamin C; 0,15mg vitamin B1; 2,29mg canxi; 2mg phospho; 3,1mg sắt; 1,3mg beta-caroten…  

Theo Asia Food, rau má giúp duy trì tuổi trẻ, thanh lọc máu chữa bệnh thần kinh cải thiện thị lực và trí nhớ giảm đau viêm khớp, chữa rôm sảymẩn ngứa Các hợp chất triterpenoids có công dụng chống lão hóa kích thích tổng hợp collagen trên da chữa lành vết thương Cụ ông được "truyền kỳ" sống thọ nhất thế giới Li Ching-Yuen (Trung Quốc) thường ăn rau má hàng ngày. Loại cây này cũng là bí quyết giúp vua Aruna (Sri Lanka) ở thế kỷ thứ 10 giữ được sức vóc khỏe mạnh, cường tráng.  

Atiso đỏ  

Atiso đỏ là cách gọi của người miền Bắc dành cho cây Hibiscus; nơi khác gọi là bụp giấm, trồng nhiều nhất ở Đà Lạt (Lâm Đồng). Loại thảo dược này tốt đến nỗi người ta mua trà rượu vang, nước siro bánh, mứt atiso... để làm quà biếu sức khỏe Lá, đài hoa giàu protein acid tan trong nước, gossypetin và clorid hibiscin có tính kháng sinh Quả khô chứa canxi oxalat vitamin C, chất kháng sinh gossypetin và anthocyanin  

Theo Giáo sư Hợp, dầu hạt atiso đỏ có tác dụng chống nấm và bệnh ngoài da, tốt cho người cao tuổi và ăn kiêng Lá có tác dụng lợi tiểu, an thần, mát gan nếu ăn sống có vị chua nhẹ. Đài hoa chống co thắt cơ trơn tử cung hạ huyết áp và có tính kháng sinh, trị viêm họng Dân gian vẫn lưu truyền bí quyết nhai ngậm đài hoa để nhanh khỏi ho Sắc đài hoa uống giúp cải thiện tiêu hoá, chữa bệnh về mắt, bệnh tim thần kinh huyết áp cao xơ cứng động mạch  

Lạc tiên  

Người Nam bộ còn gọi lạc tiên là dây nhãn lồng, chùm bao. Cây có nguồn gốc từ châu Mỹ, du nhập vào các vùng nhiệt đới Đông Nam Á. Theo Tây y, lạc tiên chứa hoạt chất alkaloids, phenols, glycoside, flavonoids, cyanogen compounds… có tác dụng giảm lo lắng căng thẳng  

Theo sách “Trung dược đại từ điển” của Viện Y học Dân tộc, cây leo có quả chín ăn được, vị ngọt, tính bình. Công dụng chính là an thần, điều kinh chữa ho phù thũng suy nhược thần kinh Ngọn và lá non dùng làm rau ăn; phơi khô sắc uống giúp an thần, chữa chứng hồi hộp lo âu bồn chồn mất ngủ… Lạc tiên thường dùng làm nguyên liệu trong sản xuất Đông và tân dược, ngày nay còn được Tập đoàn TH sản xuất thức uống dinh dưỡng cùng với gấc, rau má, chanh bạc hà

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật