Để phòng ngừa nguy cơ mắc ung thư nên và không nên ăn gì?

Để giảm nguy cơ mắc ung thư, các nhà khoa học đã đưa ra một số loại thực phẩm và cách ăn uống có lợi cho sức khỏe.

Ăn nhiều rau họ cải

Rau họ cải rất phong phú như: Súp lơ xanh, cải bắp cải xanh đều là những 'chuyên gia' trong việc phòng chống ung thư dạ dày ung thư phổi và ruột kết. Nghiên cứu của Đại học bang Michigan (Mỹ) phát hiện rằng những người ăn dưa cải, bắp cải sống hoặc luộc qua trên 3 lần/tuần giúp giảm 72% nguy cơ ung thư vú

Một kết luận khác được đưa ra là: Những loại rau họ cải đều chứa các hóa chất giúp kích hoạt các enzym khử độc tự nhiên trong cơ thể, giúp chống lại bệnh ung thư một cách tốt nhất.

Ăn thực phẩm giàu chất xơ

Sau khi theo dõi thực đơn của hơn 61.000 phụ nữ các chuyên gia Thụy Điển phát hiện những người ăn liên tục ngũ cốc nguyên hạt mỗi ngày có thể giảm 35% nguy cơ ung thư ruột kết. Lý do là do chất xơ giúp đẩy chất thải rắn nhanh qua ruột kết, hạn chế các tế bào trong ruột tiếp xúc với những chất có thể gây ung thư

Ngoài ra chất xơ còn thấm hút insulin và oestrogen dư thừa - hai hoóc-môn làm tăng nguy cơ ung thư vú Do vậy, mỗi ngày chúng ta nên bổ sung 25 g chất xơ bằng cách ăn các loại đậu, trái cây và rau củ.

Bổ sung VitaminD và canxi

Các kết quả nghiên cứu cho thấy dùng chế phẩm từ sữa với hàm lượng cao giúp bạn giảm đáng kể nguy cơ ung thư ruột nhờ tác động bảo vệ của canxi vitamin D và canxi có nhiều trong sữa và nước cam ép, còn giúp có thể đẩy lùi ung thư vú ngay từ giai đoạn đầu bằng cách ức chế các hoóc-môn có hại.

Lời khuyên của các nhà khoa học là: Phụ nữ dưới 50 tuổi cần bổ sung 1.000 mg canxi và ít nhất 400 IU vitamin D mỗi ngày.

Ăn cà chua và các loại quả chín mọng mỗi ngày

Cà chua và các sản phẩm từ cà chua làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày cổ tử cung tuyến tụytuyến tiền liệt Chất lycopene tạo màu đỏ đặc trưng của cà chua giúp bảo vệ tế bào khỏi thương tổn, giống như các chất chống oxy hóa trong các loại quả chín mọng như dâu tây quả mâm xôi.

Hạn chế ăn thịt đỏ

Loại thịt đỏ đặc trưng nhất là thịt bò Theo một nghiên cứu mới nhất: Mỗi ngày ăn khoảng 55 g thịt đỏ (như thịt bò, thịt cừu) trong thời gian dài có thể tăng 40% khả năng mắc ung thư trực tràng Nguyên nhân là khi chế biến các loại thịt này ở nhiệt độ cao, các chất sinh ung thư sẽ hình thành.

Giảm các loại đồ uống có cồn

Loại đồ uống chứa cồn nguy hiểm nhất và mầm mống của các bệnh ung thưrượu nhất là rượu mạnh. Các loại đồ uống có cồn làm tăng nguy cơ ung thư vú ung thư ruột ung thư thực quảnung thư vòm họng Ngược lại, nếu biết sử dụng những loại đồ uống này một cách khoa học và có chừng mực sẽ có lợi cho sức khoẻ của tim mạch.

Kiểm soát chất béo

Theo dõi gần 189.000 phụ nữ mãn kinh trong 4 năm, Viện ung thư Quốc gia Mỹ phát hiện những người có chế độ ăn gồm 40% chất béo có nguy cơ ung thư vú cao hơn 15% so với những phụ nữ có chế độ ăn chỉ chứa 20% chất béo. Bơ, cá, các loại đậu và dầu ôliu là những thực phẩm chứa ít chất béo mà có lợi cho sức khỏe

Cẩn thận khi dùng đậu nành

Đậu nành tốt cho sức khoẻ, nhất là tim mạch, ai cũng biết điều đó. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy có sự liên hệ giữa loại đậu này và các tế bào ung thư vú Khi các tế bào này tiếp xúc với đậu nành sẽ sinh sôi. Vì vậy nên hạn chế ăn đậu nành, tốt nhất là không quá 20 g mỗi ngày.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật