Thực hư thuốc nam chữa khỏi dứt điểm bệnh thận có thể bạn chưa biết

Thận yếu không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn là nguyên nhân dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm khác. Hiện nay, nhiều người với mong muốn chữa khỏi bệnh thận nhanh chóng đã tự ý dùng nhiều loại thuốc nam kết hợp thuốc tây.

Xôn xao thông tin dùng thuốc nam chữa bệnh thận khỏi lo tác dụng phụ

Thận yếu không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn là nguyên nhân dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm khác. Người mắc bệnh thận có thể rơi vào tình trạng yếu sinh lý tiểu không tự chủ đi tiểu liên tục… Là nguyên nhân dẫn đến nhiều căn bệnh khác nhau với những dấu hiệu hết sức đa dạng, do đó, việc tìm ra phương thuốc chữa bệnh thận yếu tốt nhất luôn được nhiều người quan tâm.

Thận yếu không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn là nguyên nhân dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.

Thận yếu không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn là nguyên nhân dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.

Chị Kiệm (Lý Nhân, Hà Nam) là một người muốn chữa khỏi bệnh thận nhanh đã tìm đến thuốc namthuốc tây kết hợp. Vài năm trước, chị Kiệm bỗng dưng xuất hiện những triệu chứng lạ như chân tay mỏi mệt rã rời chán ăn ngửi thấy mùi gì cũng sợ. Được chẩn đoán mặc bệnh thận yếu nhưng do sợ dùng thuốc tây tốn kém mà lại có tác dụng phụ, chị Kiệm nghe lời người bà con mua thuốc nam về uống để tránh tác dụng phụ.

Nào ngờ, sau 1 tháng, tình trạng bệnh của chị lại thêm nặng nề hơn. Việc dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc, cũng không theo liều lượng quy định, càng thấy mệt lại càng uống nhiều hơn khiến sức khỏe của chị ngày một suy kiệt. Nhiều khi chỉ bê cái bát ăn cơm, chị cũng cảm thấy nặng nề.

Đến lúc này, chị được gia đình chuyển lên bệnh viện tuyến trên. Nhưng vì mong muốn bệnh tình tiến triển tốt hơn, chị vẫn âm thầm sử dụng thêm thuốc nam chữa thận. Điều này không giúp chị khỏi bệnh nhanh chóng mà đằng đẵng chục năm nay, chị luôn phải sống phụ thuộc vào thuốc.

Vậy, sử dụng thuốc nam để chữa bệnh thận cần lưu ý những gì? Liệu chỉ sử dụng riêng thuốc nam là có thể chữa khỏi suy thận hay không? Bài thuốc nào chữa suy thận được khuyên dùng? Chúng ta hãy cùng nghe chuyên gia lý giải ngay dưới đây!

Thuốc nam chữa khỏi suy thận nhưng phải căn cứ vào từng thể bệnh

Theo Bác sĩ Đông y Nguyễn Hữu Trường (Phòng chẩn trị Y học cổ truyền Y Tâm Đường, Hóc Môn, TP. HCM) suy thận mạn tính (hay còn gọi là suy chức năng thận mạn tính) do nhiều nguyên nhân gây ra như bệnh thận nguyên phát và thứ phát.

'Theo y học cổ truyền, các triệu chứng mô tả trong bệnh suy thận mạn tính thuộc phạm trù của chứng long bế, quan cách, thận phong, thận lao. Đông y phân bệnh suy thận mạn tính thành nhiều thể bệnh, tùy theo thể bệnh mà có pháp điều trị và bài thuốc khác tương ứng. Các bài thuốc này thường có công dụng bổ thận để phục hồi chức năng của thận', BS Đông y Nguyễn Hữu Trường cho biết. Vị chuyên gia này vạch ra cụ thể như sau:

Tùy theo thể bệnh, Đông y có pháp điều trị và bài thuốc khác tương ứng.

Tùy theo thể bệnh, Đông y có pháp điều trị và bài thuốc khác tương ứng.

- Đối với thể tỳ thận khí hư: Thường có các triệu chứng như mệt mỏi không có sức đau lưng, mỏi gối ăn uống kém đầy bụng chậm tiêu đại tiện phân nát; chất lưỡi nhợt, có ấn răng rêu lưỡi trắng mạch trầm tế.

Pháp điều trị là 'bổ khí kiện tỳ, ích thận'. Bài thuốc thường dùng là 'Lục quân tử thang gia giảm': Đảng sâm 15g, Hoàng kỳ 15g, Bạch truật 15g, Phục linh 15g, Trần bì 12g, Ý dĩ 20g, Tục đoạn 20g, Thỏ ty tử 15g, Khiếm thực 10g cam thảo 6g. Các vị thuốc trên sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia 2 lần sáng và chiều.

- Đối với thể tỳ thận dương hư: Mệt mỏi vô lực, hụt hơi, ngại nói, chân tay lạnh đau lưng mỏi gối, ăn uống kém, đầy bụng chậm tiêu, lạnh bụng, đại tiện phân nát tiểu đêm nhiều lần; chất lưỡi nhợt bệu, có ấn răng rêu lưỡi trắng mạch trầm nhược.

Pháp điều trị là 'ôn bổ tỳ thận'. Bài thuốc thường dùng là 'Tế sinh thận khí hoàn': Thục địa 15g, Sơn thù 12g, Hoài sơn 15g, Trạch tả 15g, Đơn bì 15g, Phục linh 15g, Phụ tử chế 6g, Nhục quế 6g, Xa tiền tử 30g, Ngưu tất 15g. Các vị thuốc trên sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia 2 lần sáng và chiều.

- Đối với thể can thận âm hư: Đau đầu, hoa mắt chóng mặt đau lưng mỏi gối, miệng khô, lòng bàn tay và bàn chân nóng, đại tiện táo bón tiểu tiện nước vàng và ít, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít, mạch trầm tế hoặc huyền tế.

Pháp điều trị là 'Tư thận bình can'. Bài thuốc thường dùng là 'Kỷ cúc địa hoàng thang gia giảm' có thành phần gồm: Thục địa 15g, Hoài sơn 15g, Sơn thù 12g, Phục linh 15g, Trạch tả 15g, Đan bì 12g, Tật lê 15g, Ngưu tất 15g, Kỷ tử 15g, Cúc hoa 12g.

- Đối với thể âm dương lưỡng hư: Sợ lạnh, chân tay lạnh, lòng bàn tay và bàn chân nóng khô miệng đau lưng mỏi gối tiểu đêm nhiều lần, đại tiện táo bón chất lưỡi bệu nhợt có ấn răng, rêu lưỡi ít, mạch trầm tế.

Pháp điều trị là 'ôn phù nguyên dương, bổ ích trấn âm'. Bài thuốc thường dùng là 'Toàn lộc thang gia giảm' với thành phần gồm: Lộc giác phiến 12g, Ba kích 15g, Thỏ ty tử 15g, Nhục thung dung 15g, Nhân sâm 10g, Bạch truật 15g, Phục linh 15g, Hoàng kỳ 20g, Thục địa 15g, Đương quy 12g, Ngưu tất 15g. Các vị thuốc trên sắc uống mỗi ngày uống 1 thang, chia 2 lần sáng và chiều.

Ngoài ra còn có các thể như: thận khí âm lưỡng hư, thấp trọc, thấp nhiệt, thủy khí, huyết ứ, phong động…

'Hiện nay, các phương pháp điều trị bệnh suy thận mạn tính còn gặp nhiều khó khăn và hiệu quả còn hạn chế. Trường hợp bệnh nặng (suy thận giai đoạn cuối) phải tiến hành chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận Để phòng tránh và ngăn ngừa bệnh suy thận mạn tính, chúng ta nên kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị sớm bệnh thận hay những bệnh khác gây tổn thương thận', BS Đông y Nguyễn Hữu Trường khẳng định.

Suy thận mạn tính là biến chứng thường gặp của các bệnh như: đái tháo đường tăng huyết áp viêm cầu thận bệnh lý mạch máu thận... Người bệnh suy thận mạn tính cần lưu ý những điều dưới đây để tránh gây hại cho thận:

- Không tự ý dùng thuốc. Vì nhiều loại thuốc có thể gây hại cho thận. Nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

- Hạn chế thức ăn nhiều đạm như hải sản nội tạng động vật, thịt chó...

- Hạn chế thức ăn chứa nhiều muối. Chỉ dùng 2-3g/ngày.

- Không nên uống bia rượu hút thuốc lá

- Không nên quan hệ tình dục thái quá làm thận tinh hư suy.

- Tập thể dục thường xuyên.

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật