Vì sao cơ thể dị ứng với thuốc? Các loại thuốc dị ứng và cách phòng ngừa

Các tai biến khi sử dụng thuốc hay gặp và có rất nhiều dạng, trong đó có dị ứng thuốc. Loại thuốc nào cũng có thể gây dị ứng và dị ứng thuốc có thể xảy ra với bất cứ ai.

Vì sao cơ thể dị ứng với thuốc?

Histamin là một chất có sẵn trong cơ thể dưới dạng liên kết tĩnh điện histamin-héparine không có hoạt tính. Khi có chất lạ vào cơ thể người dễ bị dị ứng thì nối liên kết tĩnh điện này bị cắt đứt, phóng thích histamin Khi histamin được phóng thích tự do trong cơ thể, hiện tượng dị ứng sẽ  xảy ra.

Dị ứng thuốc (hay còn gọi là phản ứng thuốc) được định nghĩa là phản ứng quá mức của hệ miễn dịch với thuốc dị ứng thuốc là khi sử dụng một loại thuốc nào đó hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể sẽ nhận biết ngay và tạo ra kháng thể đặc biệt Immunoglobulin E (IgE) để chống lại chất lạ đó.

Dị ứng thuốc không phụ thuộc vào liều lượng nên sẽ xảy ra dị ứng dù thuốc được dùng đúng liều hoặc thậm chí dùng liều rất thấp. Đây là những phản ứng không đoán trước được của hệ miễn dịch Trường hợp bị dị ứng thuốc thì hệ thống miễn dịch sẽ tạo ra mức độ nhạy thuốc cực lớn, nhất là khi dùng thuốc lần đầu nhưng cũng có trường hợp dùng thuốc lần đầu không bị dị ứng nhưng những lần tiếp theo lại có thể bị dị ứng.

Phản ứng dị ứng có thể chỉ xảy ra ở một số ít bệnh nhân được gọi là người dễ dị ứng hoặc người có “cơ địa dị ứng”. Vì vậy, có thuốc nhiều người dùng không bị sao nhưng ở người khác thì bị dị ứng thậm chí dị ứng rất nặng. Trong thuốc, ngoài dược chất còn có tá dược chất bảo quản kể cả tạp chất và người dùng thuốc có thể bị dị ứng với bất cứ thành phần nào trong đó. Phản ứng dị ứng sẽ hết khi ngưng dùng thuốc.

Phản ứng dị ứng có nhiều cấp khác nhau, từ sự kích ứng gây ngứa da ngứa mắt, nổi ban, nổi mẩn đỏ trên da đến các tác động ở mức độ nhẹ như: buồn nôn ói mửa thở khò khè sưng môi, sưng lưỡi, sưng mặt… Nặng hơn là phản ứng bảo vệ (phản vệ) gây: khó thở mạch nhanh buồn nôn ói mửa tiêu chảy ngất xỉu xây xẩm, giọng khàn, hồi hộp đau bụng nổi ban nhiều vùng trên cơ thể… Một số trường hợp nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng như tim mạch sốc phản vệ gây trụy tim mạch. Nếu không được điều trị kịp thời, nguy cơ tử vong là rất cao.

Đặc biệt lưu ý, có nhiều triệu chứng dị ứng thuốc không có biểu hiện rõ ràng mà người bệnh không thể nào biết như sau khi uống thuốc bị rối loạn tiền đình suy thận mất tế bào máu...

Dị ứng thuốc không phải là tác dụng phụ của thuốc. Tất cả các loại thuốc chữa bệnh đều có thể có tác dụng phụ và những tác dụng phụ đó đều được ghi cụ thể bên ngoài nhãn mác, trong khi đó, dị ứng thuốc lại ít xảy ra hơn, chiếm 5-10% các trường hợp điều trị. Dị ứng thuốc cũng không phải là trường hợp tích lũy thuốc do dùng một số thuốc lâu dài như: thuốc có chứa thủy ngân, vàng, arsen, belladone (cà độc dược), strychnin (mã tiền).

Các loại thuốc dễ gây dị ứng

Tất cả các loại thuốc, bao gồm cả thuốc kê toa hay không kê toa và thậm chí là thảo dược đều có thể gây dị ứng thuốc Một số loại thuốc dễ gây dị ứng có thể kể đến như: Những thuốc kháng sinh thường gây dị ứng gồm penicillin ampicillin streptomycin, sulfonamide… Những thuốc điều trị bệnh động kinh thuốc giảm đau kháng viêm giảm sốt vitamin các thuốc có nguồn gốc từ chất đạm (protein, peptid) như các nhóm hormon… Các thuốc novocain, lidocain vitamin C vitamin B1 dạng thuốc tiêm, aspirin… đều có thể gây choáng phản vệ. Một số thuốc như thuốc cản quang có chứa iod, thuốc điều trị bệnh phong, thuốc điều trị đái tháo đường có gốc sulfamid, thuốc điều trị gút… cũng có thể gây ra những phản ứng dị ứng.

Điều cần đặc biệt lưu ý là hiện tượng phản ứng chéo giữa thuốc gây dị ứng với thuốc khác cùng nhóm. Những người đã bị dị ứng với kháng sinh amoxicillin thì có thể bị dị ứng với các thuốc khác nằm cùng nhóm beta-lactam (gọi là nhóm penicillin, nhóm cephalosporin). Người đã dị ứng với aspirin cũng có thể bị dị ứng với các thuốc khác nằm trong nhóm thuốc kháng viêm không steroid (NSAID).

Ngoài ra, các loại thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi, bôi ngoài da, tẩy - nhuộm lông, tóc... cũng đều có khả năng gây ra các dị ứng tại chỗ và toàn thân như dùng đường uống, đường tiêm chích.

Thuốc Đông y cũng dễ gây dị ứng. Đây thực sự là điều đáng báo động vì người dân vẫn thường quan niệm thuốc Đông y lành tính, mát, bổ và hợp với tạng người Việt. Đặc biệt, trong mỗi thang thuốc có hàng chục vị, mà mỗi vị lại có nhiều chất khác nhau đòi hỏi người bốc thuốc phải rất hiểu biết, uyên thâm trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, người sử dụng thuốc Đông y cũng có nguy cơ nhiễm độc với các loại hóa chất bảo quản như: lưu huỳnh, phosphor, thuốc chống ẩm, mốc...

Làm thế nào để phòng ngừa dị ứng thuốc?

Để phòng ngừa dị ứng thuốc, người bệnh cần tuân theo những quy tắc sau: Dùng thuốc điều trị bệnh theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua thuốc để tự điều trị; không dùng thuốc theo sự mách bảo. Không dùng đơn thuốc của người khác; theo dõi các phản ứng của cơ thể khi dùng thuốc. Khi đang dùng thuốc, nếu xảy ra các phản ứng bất thường thì lập tức ngưng sử dụng thuốc đó và đến ngay cơ sở y tế gần nhất để có hướng dẫn xử trí.

Khi đã bị dị ứng loại thuốc nào thì tuyệt đối không được dùng loại thuốc đó nữa. Khi đi khám bệnh, phải thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết những loại thuốc mà mình đã bị dị ứng trước đây và những loại thuốc hiện đang dùng để được hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật