Top hóa chất độc hại thường có trong thực phẩm - Cần tránh xa ngay với nó thôi!

Dioxin, chất tạo màu carmel, đường nhân tạo, thạch tín, thủy ngân... gây nhiều bệnh nguy hiểm cho tính mạng con người.

Bữa ăn hằng ngày của chúng ta bao gồm nhiều loại thực phẩm khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta không thể biết chính xác những gì được hấp thụ trong cơ thể. Ngoài các chất béo bão hòa đường natri rất nhiều loại thực phẩm trong bữa ăn hằng ngày có chứa các chất phụ gia hóa học vô cùng có hại cho sức khỏe góp phần làm tăng tỷ lệ mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) và ung thư Ngay cả các loại thực phẩm được coi là lành mạnh - như sản phẩm từ sữa, cá hay gạo cũng ẩn chứa các chất hóa học gây hại.

Sau đây là 10 hóa chất nguy hiểm nhất có trong thực phẩm mà bạn nên tránh.

1. Organophosphate 

 

Organophosphate là một trong những loại thuốc trừ sâu phổ biến nhất được sử dụng trong ngành nông nghiệp, chứa trong các loại rau quả và có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe trẻ em. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Pediatrics năm 2010 đã xem xét mối liên quan giữa nồng độ chất chuyển hóa trong nước tiểu dialkyl phosphate của organophosphate và chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) ở trẻ 8-15 tuổi.

Trẻ em mắc bệnh này thường không thể chú ý được lâu, không thể ngồi yên lâu và hay hành động một cách bộc phát, không kìm chế được. Các nhà nghiên cứu thấy rằng phơi nhiễm organophosphate vào cơ thể ở mức độ bình thường làm tăng tỷ lệ ADHD ở trẻ em. Để tránh cơ thể tiếp xúc với hóa chất độc hại này nên chọn các loại trái cây và rau củ hữu cơ và rửa thật sạch trước khi ăn.

2. Dioxin 

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) dioxin là hợp chất hóa học vô cùng độc hại. Khoảng  90% sự phơi nhiễm với dioxin ở người thông qua các loại thực phẩm như thịt sữa cá. WHO cảnh báo rằng, dioxin rất độc hại và ảnh hưởng đến sinh sản và phát triển nội tiết hệ miễn dịch và ung thư. Trên thế giới, nhiều quốc gia đã hệ thống tại chỗ để giám sát nồng độ dioxin trong thực phẩm. Hạn chế nguy cơ phơi nhiễm hóa chất này bằng cách giảm hấp thụ các sản phẩm động vật như thịt và sữa. 

3. Chất tạo màu carmel  

Chất tạo màu caramel nhân tạo có trong các thực phẩm và đồ uống, sử dụng phổ biến nhất trong cola. Chất tạo màu caramel thường được tạo ra bằng cách đun nóng si-rô ngô với hợp chất ammoni, a-xít và kiềm.

Hợp chất ammoni tham gia quá trình sản xuất gây nên phản ứng hóa học tạo ra 2 loại chất gây ung thư 2-methylimidazole và 4-methylimidazol. Để giảm nguy cơ mắc bệnh, hãy kiểm tra các thành phần có trong thực phẩm bạn ăn để có thể tránh hấp thụ chất tạo màu caramel. 

4. BHA (butylated hydroxyanisole) 

BHA được dùng trong thực phẩm như một chất bảo quản và ổn định, có thể có nguy cơ gây ung thư Theo các nhà khoa học, BHA có ảnh hưởng tiêu cực đến hệ nội tiết sự phát triển và sinh sản, chức năng miễn dịch và thần kinh. Theo Đại học California Berkeley Wellness (Mỹ), những tác động nguy hiểm của BHA là quá rõ ràng, vì vậy nên tránh xa các loại thực phẩm chứa BHA như khoai tây chiên xúc xích các loại ngũ cốc có chứa BHA và khuyến cáo nên ăn các loại thực phẩm chưa qua chế biến.

5. Chất làm ngọt nhân tạo (đường nhân tạo)

Chất làm ngọt nhân tạo như aspartame, sucralose, sacarin và acesulfame kali thường có trong các loại đồ uống có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Một bài báo được công bố trên Tạp chí The Yale Journal of Biology and Medicine năm 2010 đã kết luận rằng chất ngọt nhân tạo gây cảm giác đói sau khi ăn, kích thích sự thèm ăn. Chất ngọt nhân tạo ngọt hơn đường hàng trăm lần nên chúng có thể gây cảm giác thèm ăn và phụ thuộc vào đường. Kết quả là dùng đồ uống chứa chất tạo ngọt có thể dẫn đến béo phì và nhiều vấn đề sức khỏe bao gồm cả bệnh tiểu đường  

6. Chất tạo màu nhân tạo

Một nghiên cứu của Đại học Southampton (Anh) được công bố trong tạp chí The Lancet tháng 11 năm 2007 cho thấy tác dụng phụ đáng kể của thực phẩm chứa chất tạo màu nhân tạo đối với sự chú ý của trẻ em 3 tuổi và 8-9 tuổi. Nghiên cứu kết luận rằng các chất tạo màu thực phẩm làm tăng sự hiếu động thái quá ở trẻ em. Một phân tích được công bố trên Tạp chí Journal of the American Academy of Child and Adolescent Psychology trong tháng 1 năm 2012 cũng cho thấy có mối liên quan giữa chất tạo màu nhân tạo và chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD). Họ ước tính rằng, 8% trẻ bị ADHD có một số triệu chứng liên quan với thuốc tạo màu thực phẩm. Cha mẹ có thể bảo vệ con cái bằng cách hạn chế cho trẻ ăn các loại thực phẩm có chất tạo màu.

7. Thạch tín

Thạch tín là một chất độc hại, thường có trong các mạch nước ngầm. Thạch tín nhiễm vào nguồn nước tưới tiêu và trong đất trồng là nguyên nhân gây ô nhiễm đất nông nghiệp, chứa trong nước uống và một số thực phẩm như gạo. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hấp thụ hóa chất độc hại này lâu dài có thể dẫn đến ung thư và tổn thương da, ảnh hưởng đến sự phát triển các bệnh tim mạch, thần kinh và bệnh tiểu đường Phát ngôn viên Heather Mangieri, Học viện Dinh dưỡng và chế độ ăn Hoa Kỳ đưa ra cảnh báo với hầu hết dân chúng ăn gạo trong bữa ăn hằng ngày, trong đó bao gồm cả trẻ sơ sinh ăn ngũ cốc cũng như người ăn chay kể cả những người bị bệnh đường ruột về tác hại của thạch tín. Lời khuyên đưa ra đó là rửa gạo thật sạch trước khi nấu và nấu với tỷ lệ 6 cốc nước với 1 cốc gạo.

8. BPA 

Bisphenol A (BPA) được tìm thấy trong lớp lót bên trong của hộp đựng thực phẩm và hộp nhựa. BPA gây rối loạn nội tiết và có thể gây ung thư như ung thư vúung thư tuyến tiền liệt BPA cũng liên quan đến lượng tinh trùng thấp, các rối loạn hành vi béo phì bệnh tiểu đường týp 2 và các vấn đề hệ miễn dịch Tiến sĩ về chất độc Patricia Rosen nói rằng, BPA có thể ít gây mối đe dọa với số lượng nhỏ. Tuy nhiên, ăn quá nhiều thực phẩm đóng hộp hoặc phơi nhiễm một lượng lớn BPA sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao. Để phòng ngừa, Rosen khuyến cáo nên hạn chế ăn thực phẩm đóng hộp và không làm nóng thức ăn hoặc đồ uống trong hộp nhựa. 

9. Thủy ngân

Những lo ngại liên quan đến thủy ngân điển hình là cá vì cá có chứa các a-xít béo omega-3. Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao bao gồm phụ nữ mang thai cho con bú và trẻ em nên tránh ăn các loại cá có khả năng nhiễm thủy ngân cao như cá mập, cá kiếm, cá kình và cá thu Ngộ độc thủy ngân có thể gây ra rối loạn cảm giác thiếu sự phối hợp trong vận động, suy giảm thị lực, lời nói, nghe và khả năng đi lại yếu cơ sự phát triển thần kinh bị suy yếu ở trẻ em.

10. Nitrat 

Được sử dụng để giữ màu sắc và hương vị trong thịt ướp muối và cá nitrat có thể được tìm thấy trong các loại thịt chế biến như thịt xông khói và xúc xích. Trong một nghiên cứu Harvard (Mỹ) năm 2010, 51g khẩu phần hàng ngày thịt chế biến có thể làm tăng 42% nguy cơ mắc bệnh tim và 19% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường týp 2. Các nhà nghiên cứu đã thực hiện các nghiên cứu trên động vật và đưa ra lưu ý rằng nitrat có thể thúc đẩy xơ vữa động mạch và giảm dung nạp glucoza ở động vật. Vì vậy nên lựa chọn thực phẩm chưa qua chế biến và các loại thịt hữu cơ.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật