Những 'đại kỵ' khi ăn hoa quả chúng ta cần phải lưu ý

Không phải cứ ăn hoa quả lúc nào cũng được, bởi cơ thể sẽ gặp tác hại nguy hiểm khi ăn chúng sai cách.

Khoai lang

Để có tác dụng bổ dưỡng, nên ăn khoai vỏ đỏ ruột vàng. Để giải cảm và chữa táo bón phải dùng khoai vỏ trắng ruột trắng.

Nên ăn khoai lang với thực phẩm có đạm động vật hoặc thực vật, như vậy sẽ có tác dụng tối đa. Không ăn thường xuyên rau lang vì nó chứa nhiều canxi có thể gây sỏi thận

Trong khoai lang có chất đường, nếu ăn nhiều, nhất là khi đói sẽ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua, sinh hơi trướng bụng. Để tránh tình trạng này, khoai phải được nấu, luộc, nướng thật chín hoặc cho thêm ít rượu vào nấu để phá hủy chất men. Nếu bị đầy bụng có thể uống nước gừng để chữa. Không nên ăn khoai lang khi đói.

Những người bị bệnh thận thì không nên ăn rau lang nhiều bởi loại rau này có chứa rất nhiều chất xơ Rau khoai lang kiêng kỵ với các trường hợp tiêu chảy viêm dạ dày đa toan đường huyết thấp.

Để giải cảm và chữa táo bón, phải dùng khoai vỏ trắng ruột trắng

Để giải cảm và chữa táo bón, phải dùng khoai vỏ trắng ruột trắng

Dưa chuột

Dưa chuột ăn cùng đậu phộng rất dễ gây tiêu chảy nhất là dưa chuột trộn đậu phộng luộc hay rang vàng. Đây là món ăn lạnh, nhiều gia đình thường làm để ăn cho đỡ ngán, nhưng kỳ thực có thể khiến bạn bị đau bụng tiêu chảy

Những ai có bệnh đau dạ dày lúc đói không nên ăn dưa chuột cơn đau sẽ nghiêm trọng hơn. Không kết hợp dưa chuột, cần tây hay dưa chuột ớt các enzyme trong dưa chuột sẽ phá hủy hàm lượng vitamin C có trong những loại rau này.

Tuy không gây nguy hại nhiều cho cơ thể, nhưng sẽ làm giảm sự hấp thụ vitamin C của cơ thể. Tương tự, rau cải mướp đắng tiêu sọ xanh… không nên ăn cùng với dưa chuột. Không ăn dưa chuột cùng các loại nấm: Có tác dụng giải độc giảm cân loại bỏ chất béo tốt, nhưng lượng ăn mỗi lần không nên quá nhiều, nếu không sẽ có tác dụng ngược.

Dưa hấu

Nếu ăn quá nhiều dưa hấu sẽ làm tăng lượng nước trong cơ thể, đồng thời không thể kịp thời bài tiết nước ra khỏi cơ thể dẫn đến lượng nước trong cơ thể vượt quá khả năng dự trữ nước của cơ thể, dung tích máu tăng lên.

Do đó không những tình trạng sưng phù ngày càng nghiêm trọng mà còn dẫn đến tình trạng mệt mỏi kiệt sức Vì vậy, khuyến cáo những người thận yếu hoặc mắc các bệnh về thận nên ăn ít hoặc không nên ăn dưa hấu để đảm bảo sức khỏe

Theo quan niệm của Đông y, nguyên nhân gây ra bệnh viêm loét miệng là do âm suy nội nhiệt, suy hỏa thượng. Dưa hấu có công dụng lợi tiểu, nếu những người mắc bệnh này ăn quá nhiều dưa hấu sẽ làm cho lượng nước trong cơ thể bị bài tiết ra ngoài nhanh và nhiều gây thiếu nước ở khoang miệng làm miệng càng khô, gây âm suy, nóng trong, quá trình mắc bệnh kéo dài khó mà điều trị tận gốc.

Dưa hấu chứa hơn 5% đường các loại, chủ yếu là đường glucoza, đường mía, và đường fructoza khi ăn dưa hấu xong lượng đường trong máu tăng cao. Do đó, những bệnh nhân tiểu đường hạn chế ăn dưa hấu.

Khi ăn nhiều dưa hấu trong một thời gian ngắn không những làm cho lượng đường trong máu tăng cao, mà còn làm rối loạn quá trình chuyển hóa chất trong cơ thể (đặc biệt những người mắc bệnh tiểu đường nặng) gây ngộ độc, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Nếu ăn quá nhiều dưa hấu sẽ làm tăng lượng nước trong cơ thể

Nếu ăn quá nhiều dưa hấu sẽ làm tăng lượng nước trong cơ thể

Cà chua

Khi cà chua chín, các chất độc hại trong cà chua có tên là 'alkaloid' sẽ giảm dần và sẽ biến mất trong cà chua chín đỏ. Vì vậy, với những quả cà chua màu xanh lá cây chưa chín, tuyệt đối không nên thưởng thức.

Không nên ăn quá nhiều cà chua vì chúng chứa rất nhiều pectin và nhựa phenolic và các thành phần khác giống như trong quả hồng vàng. Nếu ăn cà chua lúc đói, những chất này có thể dễ dàng phản ứng với axit, hình thành các cục không hòa tan, gây 'căng thẳng' và làm khó cho dạ dày

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật