Mẹ bầu nên biết: Thời gian khi mang bầu sao da xấu thế?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến da có chiều hướng xấu đi khi mang thai.

Hầu hết chị em thường than phiền từ ngày có bầu da thay đổi rất nhiều. Chỉ khoảng 10% số người cho biết da họ đẹp lên khi mang thai. Số còn lại cùng chung cảnh ngộ “bà bầu xấu xí”. Tuy nhiên, mỗi người lại trải qua những thay đổi khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu những thay đổi phổ biến ở da khi mang bầu nhé!

Mặt đỏ phừng phừng

“Từ ngày mang bầu, không hiểu sau da mình lúc nào cũng đỏ đặc biệt là da mặt. Những lúc ăn cơm hay vừa đi ngoài trời về thì không nói làm gì nhưng nhiều khi ngồi trong phòng điều hòa cả buổi hay sáng sớm ngủ dậy mặt cũng đỏ. Ngại nhất là khi đi gặp gỡ khách hàng, ai cũng hỏi mình sao mặt đỏ thế làm mình mất hết tự tin.”, chị Xuân Hòa (Ba Đình, Hà Nội) chia sẻ.

Khi mang thai cơ thể mẹ bầu sẽ sản sinh thêm 50% lượng máu vì thế máu sẽ luân chuyển khắp cơ thể nhiều hơn. Điều này sẽ khiến mặt bà bầu trông sáng và đỏ hơn. Ngoài ra, thời gian này cơ thể cũng sản sinh một lượng hormon khiến các tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, làm mặt mẹ bầu trông bóng dầu.

Tốt hơn hết bà bầu không nên tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời và tránh bị xúc động mạnh.

Rất nhiều vấn đề về da chị em sẽ gặp phải trong thai kỳ

Rất nhiều vấn đề về da chị em sẽ gặp phải trong thai kỳ

Nám da

Ngay từ những tháng đầu thai kỳ nếu soi gương bạn sẽ dễ dàng nhận ra những vệt nám trên trán, mũi đặc biệt là 2 gò má. Đây là hiện tượng khá phổ biến khi mang thai có khoảng 50% mẹ bầu mắc phải. Nguyên nhân được cho là do hormone estrogenprogesterone khi mang bầu sẽ kích thích các tế bào hắc tố melanin khiến da trở nên đen sạm.

Để ngăn ngừa nám da mẹ bầu nên thoa kem chống nắngchỉ số chống nắng tối thiểu SPF15 khi bạn ra ngoài. Chị em cũng nên đội mũ để bảo vệ da mặt tiếp xúc với ánh nắng mặt trời Vì thời gian này da rất nhạy cảm nên càng tránh tiếp xúc với mặt trời càng tốt.

Mụn trứng cá

Nếu da bạn đã bị mụn thì tình trạng này sẽ càng tồi tệ hơn khi mang bầu. Còn nếu da bạn chưa từng có mụn thì cũng không thể khẳng định sẽ không ‘dính’ những ‘đốm hoa’ này khi bầu bí đâu nhé. Những hormon trong cơ thể bạn gia tăng khiến tuyến bã nhờn tiết thêm dầu và sẽ gây nên mụn.

Trong trường hợp này, mẹ bầu nên giữ thói quen rửa sạch mặt. Chị em có thể sử dụng loại xà phòng không mùi dành cho mặt để tránh mùi hương có thể gây buồn nôn Rửa sạch mặt vào mỗi buổi sáng và buổi tối. Không nên rửa nhiều hơn vì sẽ khiến da bị khô. Sử dụng lotion làm se khít lỗ chân lông để lấy đi phần dầu còn lại. Chị em cần lưu ý không nên dùng các loại thuốc trị mụn vì có thể chứa thành phần không tốt cho bà bầu Cuối cùng, bạn hãy dùng kem dưỡng da không dầu an toàn cho bà bầu mỗi buổi tối nhé.

Đường tối máu

Vào giữa tháng thứ 4,5 thai kỳ, chị em sẽ dễ dàng nhận thấy một đường tối xuất hiện từ rốn tới xương mu. Đường này trước khi mang thai cũng đã có nhưng là đường màu trắng và nếu không để ý bạn sẽ rất khó nhận ra. Nguyên nhân được cho là do sự mất cân bằng của hormon khi mang thai.

Một thông tin bạn cần lưu ý là bạn sẽ không thể làm gì để ngăn chặn hiện tượng này nhưng thông tin tốt lành là đường tối màu sẽ trở lại sáng như cũ sau khi bạn sinh con

Vào giữa tháng thứ 4,5 thai kỳ, chị em sẽ dễ dàng nhận thấy một đường tối xuất hiện từ rốn tới xương mu.

Vào giữa tháng thứ 4,5 thai kỳ, chị em sẽ dễ dàng nhận thấy một đường tối xuất hiện từ rốn tới xương mu.

Những vết tối màu càng tối hơn

Rất nhiều mẹ bầu than phiền rằng từ ngày họ mang bầu nhưng nốt tàn nhang nốt ruồi hay thậm chí là đầu ngực càng trở lên sạm màu hơn. Nguyên nhân được giải thích là do sự gia tăng hormone trong thai kỳ khiến sắc tố da thay đổi.

Một tin buồn là không có phương cách nào để ngăn ngừa hiện tượng này. Tuy nhiên mẹ bầu không phải quá lo lắng vì sau khi sinh nở những vết sạm đó sẽ trở lại hiện tượng bình thường.

Lòng bàn chân, tay đỏ ửng

Từ tháng thứ 2 của thai kỳ gan bàn tay thậm chí cả bàn chân của nhiều thai phụ trở nên ửng đỏ, ngứa ngáy. Các chuyên gia gọi đó là hội chứng ban đỏ gan bàn tay. Sự tăng hormone estrogen khi mang thai được coi là thủ phạm chính khiến gan bàn tay bị ngứa, đỏ. Ngoài ra, do khối lượng máu lưu thông tăng, cũng khiến nhiều máu bị ứ lại ở gan bàn tay, gây ửng đỏ.

Phương pháp để hạn chế khó chịu trong trường hợp này là nên làm ẩm lòng bàn tay trong nước mát hoặc dùng túi chườm đá, chà nhẹ vào lòng bàn tay trong ít phút, mỗi ngày 1-2 lần. Cũng giống như những rắc rối sức khỏe khác trong thời kỳ mang thai, gan bàn tay bị ửng đỏ sẽ tự nhiên biến mất sau khi sinh.

Tĩnh mạch mạng nhện

Là hiện tượng các mạch máu nhỏ li ti chia tách ra tĩnh mạch mạng nhện cũng có nguyên nhân do tuần hoàn máu tăng khi mang thai Chúng thường xuất hiện ở mặt, cổ, ngực và cánh tay – những nơi có lớp da mỏng nhất. Để ngăn ngừa hiện tượng này, mẹ bầu nên tăng cường bổ sung vitamin C. Chị em không nên lo lắng vì tĩnh mạch mạng nhện không gây đau và sẽ biến mất sau khi bạn sinh nở.

Da khô ngứa

Không chỉ ngứa lòng bàn chân, tay, một số chị em còn cho biết khi mang thai da bụng của họ ngứa nghê gớm. Nguyên nhân được cho là khi bụng bầu lớn lên sẽ làm da bị căng và rạn. Điều này sẽ khiến mẹ bầu khó chịu, khô rát và ngứa. Đây là hiện tượng bình thường, tuy nhiên nếu vào giai đoạn cuối thai kỳ, bạn bị ngứa kèm theo nôn mửa mệt mỏi chán ănvàng da thì cần đi khám bác sĩ. Đây có thể là dấu hiệu của hội chứng cholestasis, liên quan đến chức năng gan. Bác sĩ sẽ cho bạn xét nghiệm máu để kiểm tra.

Có đến 90% chị em bị rạn da khi mang bầu

Có đến 90% chị em bị rạn da khi mang bầu

Rạn da

“Mới mang bầu đến tháng thứ 6 mà bụng mình đã có dấu hiệu rạn da. Hồi mới mang thai mình cũng nghe nhiều người nói đến triệu chứng này nhưng mình nghĩ mình không tăng cân nhiều nên chắc sẽ không bị rạn. Vì vậy mà mình đã chủ quan không sử dụng các loại kem chống rạn. Hậu quả là đến bây giờ mới mang bầu 6 tháng bụng mình đã rạn. Không biết có cách nào hạn chế hiện tượng này không?”, chị Nguyễn Huyên chia sẻ.

Các mẹ cần biết rằng, có đến 90% mẹ bầu bị rạn da Biểu hiện của rạn da là những sọc dài màu trắng, hơi đỏ hoặc tím chạy dọc ở bụng, ngực, mông, đùi.

Để hạn chế, mẹ bầu nên tập thể dục và thoa kem dưỡng da có chứa vitamin E và axit alpha hydroxy. Những cách này không có tác động trực tiếp đến vết rạn da nhưng là biện pháp phòng ngừa tốt nhất. Bạn cũng không cần phải quá lo lắng vì những vết sọc dài này sẽ mờ đi sau khi bạn sinh con, nhưng sẽ mất tầm 2-3 năm đấy các mẹ nhé.

Giãn tĩnh mạch

Hiện tượng của triệu chứng giãn tĩnh mạch trên da khi mang thai là những đường tĩnh mạch màu xanh lớn xuất hiện, chủ yếu ở chân. Nguyên nhân là do khi mang thai cơ thể bạn sẽ phải luân chuyển nhiều máu hơn đến thai nhi Giãn tĩnh mạch đôi khi gây khó chịu và đau đớn cho chị em.

Để ngăn ngừa và hạn chế chứng giãn tĩnh mạch mẹ bầu cần lưu ý không nên đứng quá lâu, đi bộ càng nhiều càng tốt để đưa máu trở về tim gác chân lên mỗi khi ngồi, tránh đứng ngồi quá lâu, bổ sung vitamin C và tránh tăng cân quá nhanh trong thai kỳ.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật