Các loại vi khuẩn gây ngộ độc và cách điều trị ngộ độc khi mang thai hiệu quả

Trong giai đoạn mang thai, người mẹ khi được ăn những thức ăn lành mạnh sẽ giúp bào thai và đứa con của mình khỏe mạnh. Để làm được như vậy, người mẹ trước hết phải thận trọng, tránh ngộ độc thức ăn.

Ngộ độc thức ăn được gây ra do tiêu thụ thức ăn không hợp vệ sinh, thường sau khi ăn khoảng 30 phút, có thể sau 2 - 3 giờ, cũng có khi sau vài ngày.

Dấu hiệu nhận biết là nhiều người bị tiêu chảy hoặc đi tiêu phân lỏng, còn gọi là đi tiêu chảy lỏng hàng loạt. Người bị ngộ độc thức ăn thường nôn đau bụng có sốt hoặc không sốt đau đầu Ngoài ra, còn có thể có các triệu chứng thần kinh và toàn thân như nhức mỏi cơ thể mê sảng co giật

Ngộ độc thức ăn ảnh hưởng lên thai nhi

Ngộ độc thức ăn trong khi mang thai là một nguy cơ cho thai nhi Tùy thuộc mức độ độc tính của vi khuẩn có trong thức ăn mà người mẹ ăn vào, độc tính của vi khuẩn qua nhau thai đến thai làm ảnh hưởng nặng hay nhẹ tùy thuộc vào tuổi thai. Với người mẹ mang thai trong 3 tháng đầu, ngộ độc thức ăn ảnh hưởng lên thai nhi: dọa sảy thai sảy thai hay thai chết lưu Trường hợp thai trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối, khi người mẹ bị ngộ độc thức ăn thai nhi chậm phát triển, thai suy và nặng hơn nữa có thể sinh non thai chết lưu.

Các loại vi khuẩn gây ngộ độc

Vi khuẩn, virút hay ký sinh trùng gây ra ngộ độc thực phẩm nhưng có một các loại gây độc tính và gây ngộ độc khi ta bị nhiễm, đặc biệt cho phụ nữ mang thai Chúng bao gồm E.coli, salmonella, campylobacter, listeria và nấm mốc

Escherichia coli (thường được viết tắt là E. coli) hay còn được gọi là vi khuẩn đại tràng là một trong những loài vi khuẩn chính ký sinh trong đường ruột của động vật máu nóng (bao gồm chim và động vật có vú). Vi khuẩn này cần thiết trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Sự có mặt của E. coli trong nước ngầm là một yếu tố có hại thường gặp cho ô nhiễm phân. E. coli thuộc họ vi khuẩn enterobacteriaceae, thuộc gram âm, bình thường vô hại, nhưng một số độc tính gây nên ngộ độc thức ăn bởi có nhiễm trong rau thịt chưa nấu kỹ và nước uống. Độc tính gây viêm ruột nhiễm trùng tiểu. Đặc biệt phụ nữ mang thai bị ngộ độc dễ gây sảy thai.

Salmonella là một nhóm các vi khuẩn gây viêm dạ dày ruột, ngộ độc thực phẩmcác bệnh khác. Nó được tìm thấy trong trứng sống, sản phẩm trứng thịt chưa nấu chín, gia cầm, nước bị ô nhiễm và các sản phẩm phô mai Salmonella nhiễm trùng cũng có thể lây lan từ người sang người. Cách tốt nhất để tránh ngộ độc salmonella trong khi mang thai là để nấu chín tất cả các thực phẩm có khả năng nuôi dưỡng các vi khuẩn.

Vi khuẩn campylobacter jejuni (campylobacter) gây nhiễm bệnh một trong những nguyên nhân gây tiêu chảy phổ biến nhất trên thế giới. Vi khuẩn campylobacter thường lây truyền trong thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm, có thể lây nhiễm qua đường tiêu hóa và tiêu chảy sốt gây ra, và chuột rút Thói quen rửa tay thường xuyên và an toàn thực phẩm sẽ giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn campylobacter.

Listeriosis là do vi khuẩn listeria monocytogenes, một loại vi khuẩn tìm thấy trong đất và nước. Nó có thể được tìm thấy trên rau, thịt và các sản phẩm từ sữa cũng như trong thực phẩm chế biến như pho mát mềm và thịt nguội. Mặc dù các vi khuẩn nguy hiểm ít ở người khỏe mạnh, nhưng ở phụ nữ mang thai bị nhiễm có thể dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng.

Nấm mốc thường gặp trong môi trường sống, nhất là ở trong ngũ cốc quả hạt có dầu dự trữ trong điều kiện khí hậu nóng ẩm như ở nước ta nấm mốc gây hư hỏng thực phẩm một số loại còn sản sinh ra các độc tố nguy hiểm. Aflatoxin là độc tố vi nấm được biết rõ nhất do nấm aspergillus flavus và aspergillus parasiticussinh ra trong ngô, đậu và lạc, khô lạc, tương... flatoxin có thể gây ung thư gan Virút gây ngộ độc thực phẩm thường có trong ruột người. Trong các loài nhuyễn thể sống ở vùng nước ô nhiễm trong rau quả tưới nước có phân tươi hoặc các món rau sống chuẩn bị trong điều kiện thiếu vệ sinh thường hay bị nhiễm virút bại liệt virút viêm gan

Cách điều trị

Điều trị ngộ độc thức ăn ở phụ nữ mang thai xử trí cấp cứu trước tiên là phải làm cho người bị ngộ độc nôn ra cho hết chất đã ăn vào, ngăn cản sự hấp thu của ruột đối với chất độc, phá hủy độc tính đồng thời bảo vệ niêm mạc dạ dày Gây nôn: thực hiện ngay bằng cách cho ngón tay của người bệnh đã được rửa sạch vào họng để kích thích nôn.

Rửa dạ dày: rửa dạ dày càng sớm càng tốt, chậm nhất là trước 6 giờ. Có thể dùng nước ấm, nước muối sinh lý để rửa. Để giải độc có thể dùng phương pháp hấp thụ chất độc bằng than hoạt tính, trung hòa chất độc bằng các chất thích hợp hoặc giải độc đặc hiệu theo nguyên nhân gây ngộ độc. Đặc biệt, bù nước và điện giải khi mà người mẹ có tiêu chảy mất nước dùng dịch truyền tĩnh mạch ringer lactate natri chlorua 0,9% và glucose 5%. Ở mức độ nhẹ có thể bù dịch bằng oresol hay viên hydrid pha nước uống. Dùng thuốc kháng sinh nếu nghi ngờ nhiễm khuẩn thuốc dùng đường uống hay đường tĩnh mạch như: cefotaxim, ceftriaxon, amoxicilin, cifixim erythromycin thuốc chống co thắt như spasmaverin, spasless, NO-SPA.

Tùy trường hợp tuổi thai, đe dọa sảy thai chuyển dạ sinh non cần chăm sóc thai tốt, bằng cách nằm nghỉ ngơi, theo dõi nhịp tim thai bằng monitoring sản khoa và dùng cách thuốc giảm go như salbutamol, spasfon… Tất cả thuốc điều trị cần phải có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Cách phòng ngừa

Luôn luôn rửa rau và trái cây trước khi ăn. Tránh không ăn các loại thịt chưa nấu chín, và các sản phẩm thịt. Không tiêu thụ sản phẩm chưa được chế biến và chưa được tiệt trùng. Thức ăn phải được nấu chín kỹ càng và đun sôi. Không ăn các loại thức ăn làm bằng gỏi sống, thức ăn qua đêm hay thức ăn không được bảo quản kỹ, thức ăn chuyển màu, có mùi ôi thiu.

Khi chọn thực phẩm chú ý những thực phẩm còn tươi, mới chế biến có dán nhãn mác rõ ràng và có địa chỉ và cơ sở sản xuất có uy tín và được cấp giấy chứng nhận về vệ sinh an toàn thực phẩm không nên dùng các loại thực phẩm không có nguồn gốc thực phẩm đã hết hạn sử dụng. Chú ý, luôn rửa tay sau khi tiếp xúc với vật nuôi bao gồm vịt, bò, lợn, chó, mèo và gà… vì đây là những loài vật có khả năng lây nhiễm cao.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật