Dinh dưỡng cho bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) là một bệnh mà triệu chứng biểu hiện là khó thở kéo dài gây ra bởi sự tắc nghẽn đường thở nhỏ.

Các đợt bệnh cấp khiến bệnh tiến triển nặng dần. Bệnh liên quan tới phản ứng viêm của phổi bởi các phần tử và khí độc hại. Những bệnh nhân này có sự mất cân bằng giữa sự cung cấp năng lượng và nhu cầu cung cấp năng lượng của cơ thể.

Nhu cầu năng lượng tăng cao (1,5  - 2 lần) mà cung cấp năng lượng lại giảm đi, nên bệnh nhân phải “tự ăn thịt chính mình” (do lấy năng lượng từ chính cơ thể mình như mỡ, cơ…) nên bệnh nhân ngày càng sụt cân, nếu tình trạng suy dinh dưỡng quá nặng có thể phù tay, chân… và tiêu chảy

Lý do giảm cung cấp năng lượng

- Bệnh nhân ăn có cảm giác mau no (vì lồng ngực ứ khí, gây chèn ép dạ dày).

- Bệnh nhân sợ khó thở nên không muốn ăn (mỗi lần nuốt bệnh nhân phải ngưng thở vài giây nên thiếu oxy hơn, bệnh nhân sẽ cảm thấy khó thở, mệt hơn).

- Bệnh nhân không có cảm giác ngon miệng (bệnh nhân khó thở nên ít vận động, ít giao tiếp, hay thường lo lắng trầm cảm về tình trạng bệnh của mình).

- Bệnh nhân ăn uống không hợp lý, không đủ số lượng hay chất lượng (ví dụ: bệnh nhân nghĩ rằng ăn nhiều yến là đủ chất bổ hay kiêng ăn trứng thịt bò vì sợ ho…).

Lý do nhu cầu năng lượng tăng

- Vì tình trạng tắc nghẽn gây ứ khí CO2, bệnh nhân phải thở nhanh và sâu hơn, cơ hô hấp phải hoạt động nhiều hơn, gắng sức hơn và năng lượng dành cho hoạt động này tăng gấp 5 - 10 lần.

- Tình trạng viêm làm tiêu hao năng lượng vitaminchất khoáng (canxi magie kali photpho…) nhiều hơn.

Ảnh hưởng của tình trạng kém dinh dưỡng lên bệnh nhân BPTNMT

Dinh dưỡng kém làm giảm khả năng sinh hoạt, vận động của bệnh nhân BPTNMT do teo cơ. Cơ hô hấp cũng bị teo, làm hạn chế khả năng hô hấp, bệnh nhân mau mệt và khó thở hơn. Càng khó thở, nhu cầu năng lượng lại càng tăng cao, càng làm tình trạng suy dinh dưỡng nặng hơn. Càng suy dinh dưỡng nặng hơn càng làm cho bệnh BPTNMT tiến triển nhanh hơn và nặng hơn, đây là một vòng luẩn quẩn.

Suy dinh dưỡng làm suy giảm khả năng miễn dịch bệnh nhân dễ mắc các các bệnh nhiễm trùng thường gặp là nhiễm trùng hô hấp tạo thành các đợt cấp BPTNMT thường phải nhập viện. Càng suy dinh dưỡng thời gian nằm viện càng kéo dài. Càng suy dinh dưỡng tỉ lệ tử vong càng cao.

Chế độ ăn uống nên có

Như đã trình bày ở trên, bệnh nhân BPTNMT phải dùng nhiều năng lượng cho việc thở gắng sức. Nếu biết cách ăn uống đầy đủ và hợp lý các chất dinh dưỡng kết hợp tập vật lý trị liệu tránh môi trường ô nhiễm, bệnh nhân ít bị nhiễm trùng hơn, chất lượng cuộc sống sẽ tốt hơn.

So với người bình thường, năng lượng cần cung cấp cho bệnh nhân tăng 1,5 - 2 lần. Mà năng lượng được cung cấp từ 3 nguồn: chất đạm chất béo, và chất bột đường Mà mỗi loại thực phẩm đều có chứa 1 - 3 loại chất này với tỉ lệ và các thành phần khác nhau nên chúng ta phải ăn đa dạng các loại thực phẩm:

Chất đạm cần sử dụng nhiều hơn người bình thường (vì quá trình viêm và sử dụng thuốc corticoid làm tiêu hao nhiều chất này). Nên sử dụng kết hợp đạm thực vật với đạm động vật. Đạm thực vật là mè đậu phộng đậu xanh các chế phẩm từ đậu nành như đậu hủ, chao… Đạm động vật như trứng hải sản, cua đồng, cá thịt gà thịt vịt, thịt heo… Hạn chế ăn nội tạng da của động vật (gà, vịt, heo bò) vì có chứa nhiều cholesterol có hại cho tim mạch. Nên ăn nhiều cá (vì thịt của cá dễ tiêu hóa) nhất là cá biển như cá trích cá thu cá hồi (vì chất béo của các cá này có chứa nhiều chất Omega 3 là chất có tác động kháng viêm rất hữu hiệu). Một tuần nên ăn cá ít nhất 3 ngày.

Chất béo nên sử dụng nhiều hơn người bình thường vì chất béo cung cấp nhiều năng lượng hơn chất đạm và chất bột đường. Chất béo còn ít làm bệnh nhân khó thở (vì trong quá trình chuyển hóa thành năng lượng, chất béo sinh ra ít khí CO2 hơn so với chất bột đường). Nên sử dụng chất béo có nguồn gốc từ cá, từ thực vật như là dầu nành, dầu đậu phộng dầu oliu dầu gấc… hơn là mỡ heo, mỡ bò dầu dừa

Chất bột đường nên sử dụng vừa đủ. Chất bột đường gồm gạo ngũ cốc khoai củ rau xanh, trái cây và các chế phẩm từ chúng.

Nên ăn gạo chà dối (vì lớp vỏ cám có chứa chất đạm chất xơ vitamin nhóm B).

Nên ăn nhiều rau xanh (300 - 500g/ngày) và trái cây vì:

- Cung cấp nhiều vitamin A C, E (giúp giảm tác hại gây ra từ phản ứng viêm và khói thuốc lá).

- Cung cấp nhiều chất xơ giúp quá trình tiêu hóa thức ăn tốt hơn (vì tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có lợi trong ruột phát triển).

- Giảm táo bón

- Thải cholesterol ăn dư thừa ra ngoài theo phân.

2. Uống đủ nước (nước lọc, nước trái cây, nước trà xanh…) 1,5 - 2 lít/ngày (giúp làm loãng đàm, dễ khạc, dễ đi cầu). Nên uống nước ấm, không nên uống nước đá lạnh.

3. Nên chia nhỏ bữa ăn (3 bữa chính, 2 - 3 bữa phụ) để cung cấp đủ năng lượng.

4. Chọn thực phẩm tươi sống, không hóa chất độc hại, dễ tiêu.

5. Chế biến thức ăn mềm (dễ nhai, dễ nuốt), hình thức hấp dẫn, phù hợp khẩu vị giúp bệnh nhân ăn ngon miệng.

6. Khi ăn nên ngồi thẳng lưng để tránh tạo áp lực lên phổi.

7. Nên ăn chậm, nhai kỹ.

8. Nên thở O2 cả trong khi ăn nếu có chỉ định thở O2 tại nhà.

9. Cần phối hợp điều trị vật lý trị liệu (tập thở bụng), vận động thể lực phù hợp, phơi nắng buổi sáng sớm 15 - 30 phút (giúp da tổng hợp vitamin D tạo điều kiện thuận lợi cho việc hấp thu Canxi).

10. Bỏ thuốc lá thuốc lào tránh nơi ô nhiễm không khí

Lời khuyên của thầy thuốc

Những điều bệnh nhân BPTNMT

1. Hạn chế muối ăn cũng như gia vị (vì muối giữ nước trong cơ thể gây tăng gánh cho tim phổi). Hạn chế ăn các loại thức ăn quá chua, cay vì có thể kích thích gây ho làm bệnh nhân mệt hơn.

2. Hạn chế các loại thức ăn quá ngọt thường gây mệt sau ăn (khó thở vì nhiều khí CO2 sinh ra)

3. Hạn chế những thức ăn hay thức uống sinh hơi gây khó chịu cho bệnh nhân như rượu bia đậu nành, dưa hấu…

4. Tránh đồ ăn ít bổ mà gây dễ gây no như cốm phồng, bắp rang.

5. Tránh ăn quá no làm bệnh nhân mệt.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật