Tìm hiểu về nguy cơ và triệu chứng của bệnh ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là bệnh khá phổ biến trên toàn thế giới. Mỗi năm theo công bố của Tổ chức ghi nhận ung thư toàn cầu (IARC) có khoảng 870.000 người mới mắc và khoảng 650.000 người chết do căn bệnh này. Ung thư dạ dày có tỷ lệ mắc đứng thứ 3 ở nam, thứ 4 ở nữ. Tuy nhiên tỷ lệ này có xu hướng giảm xuống trong vài thập kỷ gần đây do những hiểu biết về cơ chế sinh bệnh có liên quan đến Helicobacter pylori (HP), chế độ ăn và một số yếu tố môi trường… Tỷ lệ mắc ung thư dạ dày cũng thay đổi theo từng vùng địa lý. Theo ghi nhận của Bệnh viện K từ 1997 đến nay, ung thư dạ dày ở Hà Nội luôn đứng hàng thứ 2 sau ung thư phổi, còn ở Hải Phòng, Huế, Cần Thơ đứng hàng thứ 3 sau ung thư phổi, gan.

Những yếu tố nguy cơ

Nhiễm vi khuẩn: vi rút Epstein - Barr có vai trò đặc biệt trong ung thư vòm, tuy nhiên một nghiên cứu tại Hàn Quốc cho thấy vi rút Epstein – Barr có trong các tế bào của 13% các bệnh nhân ung thư dạ dày và một số hình thái tế bào ở dạ dày giống với các tế bào ung thư vòm, trái lại không tìm thấy vi rút Epstein – Barr trong các tế bào của tổn thương loét lành tính, hoặc các tổ chức bình thường. Ước tính có khoảng 5 – 10% ung thư dạ dày có liên quan đến vi rút Epstein – Barr trên toàn thế giới.

Helicobacter pylori, nhiều giả thuyết cho rằng HP là nguyên nhân ung thư dạ dày đặc biệt là trong các trường hợp ung thư 1/3 dưới. HP gây nên viêm niêm mạc dạ dày mãn tính nhất là viêm mãn teo đét được coi là thay đổi tiền ung thư Gần đây người ta còn cho rằng HP có một týp nào đó có thể gây những biến đổi hóa học của một số loại thức ăn có nguy cơ ung thư cao thành các chất hóa học làm tổn thương DNA của tế bào niêm mạc dạ dày.

Béo phì: Những người bị béo phì có nguy cơ bị ung thư hơn những người bình thường nhất là ung thư phần tâm vị. Gần một nửa số bệnh nhân bị ung thư tâm vị có liên quan đến thuốc lábéo phì

Phẫu thuật dạ dày: Những người có tiền sử phẫu thuật dạ dày có nguy cơ tăng mắc ung thư dạ dày, thời điểm phát triển ung thư cao nhất khoảng 15 – 20 năm sau phẫu thuật, loại phẫu thuật liên quan đến nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn như phẫu thuật Billroth II cao hơn Billroth I.

Tuổi và giới: Nam giới có tỷ lệ mắc ung thư dạ dày cao gấp 2 lần nữ giới ở mọi thống kê của Việt Nam cũng như ở Nhật, Mỹ. Từ 50 tuổi trở lên, khả năng bị ung thư dạ dày càng cao khi càng nhiều tuổi.

Nhóm máu: Một số báo cáo cho thấy người có nhóm máu A hay bị ung thư dạ dày hơn các nhóm máu O, B, AB. Có khoảng 20% bệnh nhân ung thư dạ dày có nhóm máu A.

Di truyền: gen di truyền viêm teo dạ dày mãn tính có thể truyền từ mẹ sang con chiếm 48%, ngoài ra ung thư dạ dày còn liên quan đến một số hội chứng di truyền như bệnh ung thư đại trực tràng di truyền không đa polyp bệnh đa polyp tuyến, hội chứng Peutz Jeghers.

Gần đây các nhà khoa học đã phát hiện sự đột biến di truyền của E - cadherin gen (CDH1), xảy ra trong tế bào sinh dục có liên quan đến ung thư dạ dày di truyền, sự thay đổi gen CDH1 được tìm thấy 50% ở các bệnh nhân ung thư dạ dày, khi gen này bị đột biến nó mất khả năng kiểm soát tế bào, điều này cho thấy CDH1 là một gen ức chế sự phát sinh và phát triển của tế bào ung thư dạ dày.

Triệu chứng

Các triệu chứng của ung thư­ dạ dày thư­ờng là mơ hồ và không đặc hiệu. Hay gặp nhất là chứng khó tiêu có thể kèm theo khó chịu đau âm ỉ, ch­ướng bụng ợ hơi buồn nôn chán ăn Những triệu chứng này dễ bị bỏ qua như­ng bạn phải đi khám nếu các triệu chứng này kéo dài hơn 2 tuần. Các biểu hiện khác có thể là: nôn, gầy sút mệt mỏi thiếu máu đau bụng hoặc ỉa phân đen.

Chẩn đoán

Phần lớn ung thư dạ dày khi được chẩn đoán đã là giai đoạn muộn lan tràn, không còn khả năng điều trị triệt căn. Ở Mỹ, khoảng 50% số người bị ung thư dạ dày khi được chẩn đoán đã ở giai đoạn muộn hoặc xâm lấn rộng hoặc có di căn xa, chỉ 50% bệnh nhân bệnh còn ở giai đoạn tại chỗ và có khả năng điều trị phẫu thuật triệt căn. Ở Việt Nam, theo số liệu ghi nhận của Đề tài KC 10.06 ước tính, từ 2001 đến 2004 có khoảng 19.100 người được chẩn đoán là ung thư dạ dày (số liệu này có thể còn khác xa so với thực tế) và 2/3 trong số này được chẩn đoán ở giai đoạn muộn.

Các bước chẩn đoán ung thư dạ dày, bao gồm:

Chụp phim Xquang dạ dày dùng thuốc cản quang

Nội soi dạ dày bằng ống soi mềm, sinh thiết chẩn đoán và có thể chụp ảnh dạ dày qua ống nội soi

Khi một ngư­ời bệnh đư­ợc chẩn đoán là ung thư­ dạ dày thì cần làm thêm một số xét nghiệm nữa để đánh giá sự phát triển của ung thư­ đến các cơ quan khác. Điều này giúp cho bác sĩ đ­ưa ra cách điều trị tốt nhất. Đó là các xét nghiệm chụp cắt lớp vi tính và siêu âm.

Điều trị

Ung thư­ dạ dày có thể đ­ược điều trị bằng các phư­ơng pháp: phẫu thuật hóa trị liệu và tia xạ.

Phẫu thuật: Phư­ơng pháp điều trị đầu tiên và chủ yếu đối với các ung thư­ dạ dày giai đoạn sớm là phẫu thuật: cắt bỏ 1 phần hay toàn bộ dạ dày. Sau 5 ngày bệnh nhân đã có thể uống và ăn trở lại. Sau phẫu thuật 10-14 ngày bệnh nhân có thể ra viện.

Những trư­ờng hợp ung thư­ giai đoạn cuối có thể: phẫu thuật tạm thời, nhằm lập lại l­ưu thông của đư­ờng tiêu hóa kéo dài cuộc sống cho ngư­ời bệnh. Tại Bệnh viện K - Hà Nội năm 2002 đánh giá trên 210 bệnh nhân được phẫu thuật, cắt dạ dày bán phần hoặc toàn bộ, kết quả cho thấy tỷ lệ sống trên 5 năm là 31%. Người ta cũng bàn cãi về việc nên cắt dạ dày bán phần hay cắt dạ dày toàn bộ. Nhiều nghiên cứu cho thấy cắt dạ dày toàn bộ cũng không làm tăng khả năng sống thêm vì có nhiều biến chứng. Vì vậy họ khuyên chỉ nên cắt dạ dày toàn bộ với những ung thư dạ dày mà không có khả năng cắt dạ dày bán phần.

Hóa chất trị liệu: Đây là phư­ơng pháp điều trị bằng các thuốc chống ung thư­ đặc biệt. Các thuốc này thư­ờng đ­ược dùng phối hợp với nhau trong một tuần, sau đó nghỉ thuốc 2 hoặc 3 tuần rồi lại dùng tiếp. Nếu ung thư­ ở giai đoạn sớm, hóa trị liệu dùng để hỗ trợ cho phẫu thuật, tia xạ hoặc cả hai, nhằm mục đích tiêu diệt các tế bào ung thư­ còn sót lại trong cơ thể để tránh tái phát ung th­ư dạ dày sau này.

Hóa trị liệu sẽ có một số tác dụng phụ như­ng các tác dụng phụ này là tạm thời và có thể làm giảm đư­ợc.

Điều trị bằng tia xạ: Biện pháp này dùng các tia phóng xạ để diệt các tế bào ung thư­. Các tia phóng xạ này đư­ợc tính toán chính xác trên vị trí của ung thư­ để giảm tác hại đối với các mô lành. Trong ung thư­ dạ dày điều trị bằng tia xạ sau phẫu thuật để tiêu diệt các tế bào ung th­ư còn sót lại. Điều trị bằng tia xạ có thể đ­ợc dùng cùng với hóa chất trị liệu để làm nhỏ khối u và làm giảm các triệu chứng.

Ung thư dạ dày là bệnh có nguy cơ tử vong cao, đứng thứ 2 về nguyên nhân tử vong do ung thư trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, tỷ lệ người mắc bệnh cũng cao, đứng hàng thứ 2 hoặc thứ 3 trong các bệnh ung thư và tỷ lệ người sống trên 5 năm còn thấp. Bởi vậy, việc dự phòng bệnh để giảm nguy cơ mắc bệnh thông qua chế độ ăn uống hợp lý, giữ cân năng ở mức ổn định, vừa phải… và thường xuyên khám sức khỏe định kì là đặc biệt quan trọng. Việc phát hiện sớm bệnh sẽ giúp cho việc điều trị trở nên khả quan, có thể kéo dài thêm cuộc sống cho người bệnh và thậm chí khỏi bệnh.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật