Một số chất có tác dụng chống lão hóa vô cùng hiệu quả
Vì vậy, việc tìm kiếm các chất chống oxy hoá luôn được các nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu… với hy vọng con người sẽ sống lâu hơn, trẻ, khoẻ và đẹp hơn.
Vitamin E (tocopherol)
Vitamin E có nhiều trong rau xanh, dầu, đậu, ngô bánh mì đen… có tác dụng bảo vệ tế bào chống oxy hoá, bảo vệ tế bào da khỏi sự oxy hoá. Tế bào bị oxy hoá và tổn thương có liên quan tới việc ăn kiêng thiếu vitamin E. Năm 1993, Tanaka nghiên cứu thấy có sự thay đổi của collagen và glycosaminoglycan (GAGs) của nguyên bào sợi người trong môi trường nuôi cấy do các gốc oxy tự do.
Quá trình này được ngăn chặn nếu cho thêm tocopherol vào nguyên bào sợi. Ngoài ra vitamin E còn làm giảm Prostaglandin E2 và tăng IL-2 làm tăng khả năng chống viêm và kích thích hoạt hoá miễn dịch.
Ở những người cao tuổi, tỷ lệ mắc các bệnh nhiễm trùng ung thư ở nhóm người có nồng độ vitamin E cao trong huyết tương thấp hơn hẳn nhóm kia vitamin E còn chống lão hoá da do ánh sáng nếu dùng đường uống và đường bôi ngoài da. Nghiên cứu dùng vitamin E ngoài da trên động vật cho thấy giảm đỏ da phù nề giảm tổn hại tế bào tạo ra do bỏng nắng hạn chế tác nhân gây ung thư của ánh nắng. Dùng vitamin E bôi còn giảm vết nhăn, ức chế làm khối u chậm phát triển, hạn chế khối u da… Tuy nhiên vitamin E không ngăn được sự nhăn nheo da do UVA.
Vitamin E còn có tác dụng làm lành vết thương và các tổn hại ở mức phân tử của tế bào. Các gốc tự do làm tổn thương tế bào, ức chế quá trình tái tạo, giảm làm lành vết thương do tác động lên DNA màng tế bào và lipid Các chất chống oxy hoá giúp hạn chế bạch cầu trung tính tạo ra các gốc tự do trong quá trình viêm Vitamin E dùng tại chỗ có thể thấm sâu xuống tận tới lớp hạ bì dưới da và cải thiện tình trạng vết thương làm vết thương nhanh lành. Dùng vitamin E ngoài da cũng rất tốt với những trường hợp sẹo do phẫu thuật.
Vitamin E dùng bôi tại chỗ cũng có những tác dụng phụ như viêm da tiếp xúc mày đay, chàm, hồng ban đa dạng… nhưng tác dụng phụ không nhiều. Vitamin E đường uống liều cao có thể làm giảm đông máu, giảm tập trung tiểu cầu (liều > 4000UI/ngày). Nên tránh dùng vitamin E uống liều cao trong thời gian phẫu thuật, nhất là ở bệnh nhân có bất thường tiểu cầu và thiếu vitamin K.
Coenzyme Q10 (Ubiquinone)
Coenzyme Q10 (CoQ10) là chất có nhiều nhất trong cá, sò, ngao, hến. CoQ10 là chất tan trong dầu, tham gia vào quá trình vận chuyển điện tử trong chu trình chuyển hoá tạo năng lượng trong tế bào. CoQ10 cũng là một chất chống oxy hoá, làm ức chế quá trình hình thành và hoạt động của collagenase (gây tiêu huỷ collagen ở da) tạo ra do UVA. CoQ10 cũng làm giảm độ sâu của các vết nhăn trên da.
Dùng CoQ10 đường uống cũng có thể có các tác dụng phụ như cảm giác nghiện giống caffeine lo lắng bồn chồn do vậy không nên dùng vào buổi tối; nôn tiêu chảy nhưng hiếm. Hiện nay chưa có thông báo nào về tác dụng phụ của loại dùng bôi ngoài da.
Lipoic Acid (ALA)
Đây được xem như một loại chất chống oxy hoá mới dùng để chống lão hoá da. Khác với các chất chống oxy hoá khác, ALA có thể dùng làm chất lột nhẹ da tương tự như glycolic acid. Các chất chống oxy hoá khác hoặc tan trong dầu, hoặc tan trong nước nhưng ALA vừa tan trong dầu lại vừa tan trong nước do vậy đây được coi là một chất chống oxy hoá tổng hợp.
Dihydrolipoic acid (DHLA) hình thành từ ALA còn có hiệu quả chống oxy hoá mạnh hơn cả ALA. DHLA không bền vững tuy nhiên chúng cũng có tác dụng trong nhiều phút khi được bôi lên da. ALA thông dụng hơn bởi vì nó bền vững hơn và ngay sau khi chúng xâm nhập vào trong tế bào thì chuyển thành DHLA và phát huy tác dụng.
Dùng ALA 3% trong lecithin bôi lên vùng da bị đỏ do UVB thấy thời gian giảm đỏ da nhanh gấp 2 lần so với dùng lecithin bôi đơn thuần. Như vậy ALA bôi ngoài cũng có tác dụng ngăn ngừa các gốc tự do phá huỷ da và cũng ngăn ngừa sự lão hoá da do ánh sáng và các tác nhân gây ung thư da
ALA tác dụng qua 4 khả năng: Gắn và gắp các kim loại nặng; chọn lựa các gốc tự do; tái tạo các chất chống oxy hoá nội sinh và khả năng sửa chữa những tổn hại tế bào do gốc tự do. ALA có khả năng làm mờ các nếp nhăn da, mờ các vết nám da hay đồi mồi ALA cải thiện bề mặt da lão hoá do ánh sáng.
Tác dụng phụ của ALA dạng bôi ngoài da là cảm giác nóng, rát xuất hiện vài giây sau khi bôi thuốc và thường mất đi sau vài phút. ngoài ra có thể gây phản ứng viêm da do kích ứng tại chỗ.
Vitamin C (ascobic acid )
Hiện nay người ta quan tâm đến vitamin C như một chất chống oxy hoá. Dùng vitamin C đường uống có thể cải thiện lành vết thương, điều hoà miễn dịch Vitamin C dùng tại chỗ có khả năng chống oxy hoá, cải thiện tổn thương da do ánh nắng, dùng trong bệnh rám má bệnh vảy phấn trắng thành dải, đỏ da sau laser trị liệu… Vitamin C ngăn cản quá trình thoái hoá tế bào do tia cực tím bằng cách phản ứng với các O- và (OH)-. Điều này đã được chứng minh trên các thực nghiệm với súc vật. Vitamin C và E kết hợp càng làm tăng khả năng bảo vệ da khỏi tổn hại của ánh sáng, làm tái hoạt khả năng chống oxy hoá của vitamin E đã hoạt động. Vitamin C cũng ảnh hưởng đến quá trình tạo collagen và elastin do vậy có tác dụng trong việc ngăn ngừa nếp nhăn da lão hoá do ánh sáng.
Các chất chống lão hoá khác
Trà xanh: Là loại đồ uống thông dụng ở nhiều nước Đông Nam Á và hiện nay cũng đã rất thông dụng ở phương Tây bởi khả năng chống oxy hoá, chống lão hoá, chống các tác nhân ung thư của nó trà xanh có tác dụng chống oxy hoá là vì có chứa polyphenolic– dùng tại chỗ hay đường uống đều có tác dụng ức chế các khối u da gây ra bởi tia cực tím hoặc các hoá chất gây ung thư trà xanh cũng có tác dụng hạn chế lão hoá do ánh sáng và có tác dụng kháng viêm bảo vệ da khỏi tác động của ánh nắng mặt trời giảm đỏ da do ánh nắng, giảm hư tổn DNA của tế bào, đặc biệt là tác dụng của – epigallocathechin-3-gallate (EGCG) có rất nhiều trong trà xanh. Hiện nay rất nhiều loại mỹ phẩm kem chống lão hoá da có sử dụng các chất chiết xuất từ trà xanh.
Dehydroepiandrosterone (DHEA): Là chất được cho là có tác dụng chống oxy hoá rất mạnh. DHEA chống sự lão hoá, kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể. DHEA hiện nay có các dạng uống, tiêm, và bôi tại chỗ. DHEA được sử dụng như là một vũ khí chống lão hoá tuy nhiên tác dụng lâu dài chưa được chứng minh.
Melatonin: Là một hormone của tuyến tùng. Ngoài tác dụng trung hoà các gốc tự do, melatonin còn hoạt hoá và tăng tác dụng của rất nhiều các chất chống oxy hoá khác như dismutase, glutathione peroxidase, glutathion reductase. Melatonin vừa bảo vệ màng lipid của tế bào, vừa bảo vệ DNA của nhân tránh lại các tác nhân oxy hoá. Hiện nay có loại dùng đường uống, chưa có loại dùng tại chỗ.
Selenium(Se): Là một nguyên tố hiếm cần thiết cho cơ thể. Se có trong các loại hạt thận sò, cá… Se có tác dụng chống viêm và chống lại các tác nhân ung thư làm hạn chế phát sinh khối u da do tia UVB. Se còn có tác dụng ức chế tác động của UVB sản xuất các interleukin, điều hoà miễn dịch.
- Bật mí 5 mẹo giải quyết vấn đề mồ hôi chân mùa hè nóng... (Thứ năm, 16:47:04 13/05/2021)
- Thời tiết hanh khô cứ làm theo cách này, đảm bảo gót chân... (Thứ năm, 21:19:03 03/12/2020)
- 4 món thuộc hàng top những sản phẩm tệ nhất đối với làn da... (Chủ nhật, 08:27:05 29/11/2020)
- 5 món ăn vặt ít calo giải tỏa cảm giác cơn đói hành hạ trong... (Thứ sáu, 16:34:09 13/11/2020)
- Cứ dưỡng ẩm môi theo cách này thì có tốn bao nhiêu son dưỡng... (Thứ bảy, 16:00:08 17/10/2020)
- Tư thế ngủ ảnh hưởng như thế nào đến làn da? (Thứ sáu, 21:00:04 09/10/2020)
- 5 biểu hiện xấu xí là dấu hiệu của rối loạn nội tiết tố... (Thứ sáu, 18:37:03 09/10/2020)
- Chuyên gia dinh dưỡng chỉ đích danh 6 loại thực phẩm giúp giảm... (Thứ bảy, 17:00:05 03/10/2020)
- 6 dấu hiệu cảnh báo cơ thể thiếu vitamin E trầm trọng, cần... (Thứ tư, 09:40:07 30/09/2020)
- Bật mí 4 cách ứng phó với các vấn đề "mùa tóc... (Chủ nhật, 11:30:03 13/09/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:07 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:09 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:05 12/02/2023