9 thay đổi về da ở phụ nữ mang thai có thể bạn chưa biết
Sự mất cân bằng nội tiết khi mang thai kéo theo những thay đổi ở làn da mẹ bầu như bị mụn trứng cá, lòng bàn tay trở nên đỏ…
Bệnh vẩy nến
Khi mang thai mẹ bầu có thể phải đối mặt với bệnh vẩy nến. Đây là tình trạng viêm da với các vùng da màu trắng, bong tróc.
Sẫm da
Cũng giống như mụn trứng cá sự thay đổi nội tiết cũng ảnh hưởng tới làn da của bạn gây hiện tượng sẫm màu, đen, nám trên một số vùng da.
Bắt đầu từ tháng thứ năm trở đi, bào thai và nhau thai tiết ra một lượng lớn hormone làm tăng sắc tố da Lượng oestrogen và progesteron tăng kích thích mạnh việc hình thành các phân tử tiền hắc tố melanin khiến da sẫm màu. Những vùng da như nách và cổ lại rất mỏng nên dễ lộ ra hơn ở các vùng da khác
Tuy nhiên, đây chỉ là một hiện tượng sinh lý bình thường, không đáng lo ngại, không cần điều trị hay dùng mỹ phẩm vì có thể ảnh hưởng đến thai nhi Sau khi sinh, hiện tượng nám da này sẽ giảm dần và biến mất, làn da trở lại sáng sủa như cũ.
Để hạn chế sạm nám da khi mang thai bà bầu nên tránh các yếu tố kích thích như ánh nắng mặt trời rượu bia thuốc lá thực phẩm cay, nóng… Nên ăn nhiều rau xanh hoa quả, uống nhiều nước. Những vệt sạm nám này sẽ dần biến mất khi em bé ra đời.
Mụn trứng cá
Do những thay đổi về nội tiết tố trong quá trình mang thai việc phát triển dầm dộ mụn trứng cá là điều khó tránh khỏi của mẹ bầu. Tuyến bã hoạt động hết công xuất bít kín lỗ chân lông kết hợp với khói bụi ôi nhiễm môi trường khiến bề mặt da là nơi phát triển lý tưởng của mụn trứng cá.
Mụn trứng cá thường hay xuất hiện trong ba tháng đầu của thai kỳ vì tại thời điểm này, nội tiết tố của chị em thất thường nhất. Tuy nhiên, chúng cũng có thể kéo dài trong suốt thai kỳ và mức độ nghiêm trọng tùy thuộc ở mỗi người.
Khi mẹ bầu bị mụn trứng cá nhiều, mẹ bầu nên chọn các biện pháp trị mụn tự nhiên. Mẹ bầu nên tránh dùng cách tẩy tế bào chết vì khi mang thai, làn da trở nên cực kỳ nhạy cảm.
Lòng bàn tay đỏ
Nếu chú ý, mẹ bầu sẽ thấy lòng bàn tay mình trở nên đỏ hơn. Đây là dấu hiệu phát triển trong tháng thứ 2 của thai kỳ. Sự tăng trưởng hoocmon estrogen khi mang thai được coi là thủ phạm của chứng gan bàn tay ngứa đỏ, cũng có thể do khối lượng máu ứ ở gan bàn tay cũng khiến bàn tay ngứa đỏ. Không có biện pháp trị dứt điểm hội chứng này nhưng bạn có thể hạn chế bằng cách ngâm tay vào nước mát, chườm đá và nên tránh nhiệt độ cao, các đồ ăn cay nóng như ớt hạt tiêu cũng làm bàn tay của bạn bị ngứa.
Da nhờn
Tình trạng da nhờn trong thai kỳ phần lớn là do hormone Trong khi nhiều bà bầu có làn da hồng hào, khoẻ mạnh thì một số khác, làn da trở nên nhờn và bóng.
Nên rửa mặt sạch 2-3 lần trong ngày. Hoặc dùng giấy thấm dầu giúp kiểm soát và loại bỏ lớp dầu thừa trên mặt. Những điểm tích tụ nhiều dầu thường là trán, mũi và cằm. Dùng sữa rửa mặt dành cho da dầu cũng mang lại lợi ích. Tránh dùng các loại mỹ phẩm vì chưa được kiểm chứng độ an toàn cho thai phụ.
Không dùng xà phòng hay chất tẩy rửa mạnh cho mặt. Nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả tránh dùng thực phẩm có nhiều đường và chất béo, uống đủ nước , và bổ sung đầy đủ vitamin B2.
Da khô
Nhiều mẹ bầu phải đối mặt với tình trạng da khô thay vì da dầu khi có bầu.
Để khắc phục bạn hãy hạn chế dùng xà phòng để tắm và rửa mặt. Nên dùng những loại sữa tắm và sữa rửa mặt chứa ít xà phòng. Không nên rửa mặt hoặc tắm quá nhiều lần trong ngày vì sẽ có thể nhiễm lạnh cho thai nhi và làm da càng khô hơn.
Uống nhiều nước, ăn nhiều các loại hoa quả như dưa hấu và cam để có làn da trắng sáng, thường xuyên mát xa da nhẹ nhàng hoặc xông hơi cũng giúp ngăn ngừa sự khô da đào thải các chất bã nhờn dư thừa, làm các lỗ chân lông trở nên thông thoáng.
Ngoài ra, cần quan tâm tới chế độ dinh dưỡng bổ sung các loại thức ăn có chứa nhiều canxi các loại vitamin thiết yếu cho cơ thể người mẹ và thai nhi Một cơ thể khỏe mạnh sẽ có một làn da khỏe mạnh
Phát ban
Một trong những vấn đề ở làn da thường gặp khi mang thai là xuất hiện những mảng ban ngứa. Nguyên nhân có thể do mẹ bầu dị ứng với thực phẩm Trước khi điều trị ban ngứa, mẹ bầu nên đi khám bác sĩ.
Rạn da
Khi mang bầu, sự thay đổi ở làn da có thể xuất phát từ những vết rạn ở đùi và nách. Lý do các vết rạn xuất hiện là tăng cân trong thai kỳ. Mẹ bầu có thể dùng các loại dầu tự nhiên như dầu olive dầu hạnh nhân dầu dừa để chống rạn.
Chân đỏ và ngứa
Cũng giống thay đổi ở lòng bàn tay, do tăng cân và xáo trộn nội tiết chân mẹ bầu có thể bị đỏ và ngứa. Massage chân thường xuyên với các loại tinh dầu thảo dược là giải pháp tốt nhất cho vấn đề này.
- Cho con uống nhiều sữa tưởng là tốt, ai ngờ cha mẹ đang hại... (Thứ Ba, 09:05:06 25/05/2021)
- Cho trẻ uống 1 cốc nước cam vào đúng "giờ vàng" này,... (Thứ sáu, 16:35:05 16/04/2021)
- 4 sai lầm khi cho bé uống sữa tươi gây ảnh hưởng hệ tiêu hóa (Thứ bảy, 16:33:07 10/04/2021)
- Mang bầu uống nước thế nào để tốt cho con? Những điều mẹ... (Thứ Hai, 16:25:07 05/04/2021)
- Mách mẹ cách giúp con phòng chống bệnh hô hấp khi đi nhà trẻ (Thứ sáu, 16:37:07 02/04/2021)
- 6 dấu hiệu chứng tỏ em bé của bạn là một người thông minh... (Chủ nhật, 16:35:05 28/03/2021)
- 5 cách hạ sốt cho bé tại nhà cực kỳ hiệu quả (Thứ sáu, 16:30:03 19/03/2021)
- 8 thực phẩm giàu DHA nuôi dưỡng não bộ, tăng chất xám, giúp... (Thứ bảy, 08:30:07 13/03/2021)
- Cho con ăn 7 thực phẩm này vào buổi tối làm sức khỏe yếu... (Thứ bảy, 21:30:04 06/03/2021)
- 3 kiểu ăn sáng nhanh gọn nhưng tàn phá gan thận, hệ tiêu hóa,... (Thứ Ba, 08:30:08 02/03/2021)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:03 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:05 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:07 12/02/2023