Những điều cần tránh đặc biệt trong 3 tháng cuối thai kỳ

Trong 3 tháng cuối thai kỳ mẹ bầu càng cần phải thận trọng hơn trong chế độ ăn uống, đi lại cũng như một số thói quen hàng ngày.

Bởi lúc này thai nhi gần như đã có thể cảm nhận được tất cả những gì diễn ra xung quanh mẹ. Vì thế, mẹ bầu tránh làm những việc ảnh hưởng đến thai nhi.

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối

Protein:

Protein là chất cần cung cấp cho sự phát triển của thai nhi và sự “sản xuất” sữa của bà mẹ chuẩn bị cho việc đón chào trẻ ra đời. Protein có nhiều trong cá thịt gà sữa, đậu hạt hướng dương hạt bí, hạnh nhân…Nhưng cần hạn chế tối đa các loại thực phẩm có chứa hàm lượng thủy ngân cao như cá mập, cá kiếm cá thu vua, cá lát cá ngừ đóng hộp…

Chất béo:

Chất béo giúp cho sự phát triển của não và hệ thần kinh khỏe mạnh. Chất béo có nhiều trong dầu ô liu, bơ các loại hạt đậu phộng tự nhiên… Hạn chế thực phẩm có chứa chất béo bão hòa đã qua chế biến như khoai tây chiên, thịt rán

Sắt và canxi:

Trong suốt quá trình mang thai người mẹ sẽ phải thiếu hụt một số lượng lớn sắt và canxi để giúp cho sự phát triển khung xương của trẻ và nuôi dưỡng trẻ, ngay cả trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối cũng vẫn cần thiết cung cấp canxi và sắt cho các mẹ bầu và thai nhi.

Chính vì thế phải luôn luôn bổ sung đủ canxi và sắt thông qua các thực phẩm tự nhiên và có thể uống thêm các viên sắt folic hoặc canxium bổ sung sắtcanxi theo chỉ định của bác sĩ. Các thực phẩm giàu canxisữa chua ít béo sữa đậu nành nước cam rau lá xanh đậu phụthực phẩm giàu sắt là thịt bò thịt lợn …

Tăng cường vitamin, khoáng chất, chất xơ:

Hãy tăng cường cung cấp các thực phẩm giàu vitamin khoáng chất, yếu tố vi lượng và chất xơ như rau xanh hoa quả tươi ngũ cốc khoai mì… để bà bầu hấp thu canxi sắt một cách tốt hơn, dễ dàng hơn, đồng thời cần uống đủ 2,5 lít nước mỗi ngày, tránh việc bị táo bón và tăng cường sức đề kháng cho cả mẹ bầu và thai nhi.

Để em bé an toàn cho đến ngày chào đời và mẹ bầu có sức khỏe tốt nhất sẵn sàng vượt cạn, chị em nên tránh những điều sau:

Không ăn đồ tái sống

Khẩu hiệu “không ăn đồ tái sống khi mang thai” chắc chắn mẹ đã nghe rất nhiều lần từ khi bắt đầu bầu bí nhưng vẫn xin phải nhắc lại bởi nhiều mẹ nghĩ rằng đến giai đoạn này thai nhi đã hình thành đầy đủ các bộ phận nên việc ăn uống cũng dễ dãi hơn.

Thực tế thì mẹ ăn đồ tái sống rất dễ nhiễm khuẩn vì chúng có thể chứa ký sinh trùng toxoplasmosis hoặc khuẩn E. Coli. Chị em cũng nên nói không với thức ăn thừa trong tủ lạnh, thức ăn đóng gói sẵn và thực phẩm có chứa chất phụ gia, bảo quản.

Hạn chế ăn cay

Vẫn biết rằng gia vị sẽ giúp cho các món ăn của chúng ta thêm ngon và hấp dẫn hơn nhưng mẹ nên hạn chế ăn đồ cay, nóng như tiêu ớt vì chúng có thể gây ra các vấn đề khó chịu cho hệ tiêu hóa Thậm chí những gia vị này còn gây hại cho sự phát triển của em bé. Mẹ cũng nên tránh những gia vị hỗn hợp được đóng gói sẵn vì chúng có thể chứa hương liệu nhân tạo.

Ngồi nhiều giờ liền

Cho dù mẹ đang ở nhà hay ở văn phòng thì cũng không nên ngồi quá lâu tại một vị trí. Ngồi hàng giờ liền có thể khiến mẹ đau lưng và gây áp lực lên bụng. Hãy nhớ rằng khi mang thai đến giai đoạn này, bé đã chiếm phần rất lớn trong bụng mẹ. Hãy đứng dậy thường xuyên và đi lại nhẹ nhàng, em bé sẽ rất thích và cảm ơn mẹ lắm đó.

Tránh môi trường ồn ào

Mặc dù bé vẫn đang trong tử cung mẹ nhưng những tiếng ồn ào xung quanh có thể khuấy động bé và ảnh hưởng đến thính giác đang phát triển của con. Vì vậy, mẹ nên tránh xa những nơi có nhiều tiếng động lớn, những cuộc cãi vã và nhạc quá lớn.

Căng thẳng

Để sinh ra một em bé khỏe mạnh, thông minh, mẹ bầu nên hạn chế đến mức tối đa căng thẳng cả về thể chất lẫn tinh thần Hãy bỏ ngoài tai những chuyện bực mình, khó chịu, hãy hạn chế làm việc nặng, công việc khiến mẹ suy nghĩ nhiều và dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn. Mẹ nên biết rằng cảm xúc của mẹ trong thai kỳ như thế nào, em bé sau này cũng đúng như thế.

Đi lại với hành trình dài

Trong 3 tháng cuối đặc biệt là từ tuần 37 thai kỳ, em bé sẽ chào đời bất cứ lúc nào. Để tránh những tình huống không mong đợi như sinh con trên đường đến bệnh viện đẻ rơi… mẹ nên hạn chế những chuyến đi xa. Những cuộc hành trình dài còn có thể khiến mẹ mệt mỏi ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.

Mang thai là giai đoạn đặc biệt trong cuộc sống của người phụ nữ đó là thời gian mẹ sẽ phải chịu hoàn toàn tránh nhiệm của mình với sự phát triển của một sinh linh bé bỏng. Hãy sống có tránh nhiệm và tránh xa những điều không tốt cho thai nhi mẹ nhé!

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật