Phòng bệnh viêm khớp, mề đay thường gặp mùa đông hiệu quả

Mùa đông tiết trời lạnh, khí hậu lúc khô hanh, lúc lại ẩm ướt, kèm theo các cơn mưa phùn rả rích là điều kiện rất thuận lợi cho các vi khuẩn, virut gây bệnh sinh sôi và phát triển. Chính vì thế, mùa đông cũng là mùa mà tỉ lệ bệnh nhân phải nhập viện thường cao hơn các mùa khác. Trong số các bệnh phát tác mạnh vào mùa đông, thì các bệnh hô hấp, cúm, khớp và bệnh ngoài da hay gặp nhất.

Có lẽ không ai quên được cảm giác khó chịu khi bị bệnh cúm Mọi triệu chứng của bệnh này như: toàn thân đau nhức, sốt cao đột ngột nhức đầu tối tăm mặt mày ho nhiều và ho rũ rượi sổ mũi đều hết sức khó chịu và thường ở mức độ nặng.

Thuốc kháng sinh hoàn toàn bó tay trước bệnh này. Vì thế, khi bị cúm, muốn nhanh lành bệnh không có cách gì tốt hơn là nâng cao sức đề kháng và bảo vệ sức khoẻ bằng cách: nghỉ ngơi và dinh dưỡng tốt. Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là chân, tay và vùng cổ. Uống nhiều nước, vì nước có tác dụng điều hòa thân nhiệt bù đắp lại lượng nước trong cơ thể bị mất đi do sốt. Uống nhiều nước trái cây giàu viamin C như cam chanh với một chút đường để tăng sức đề kháng cho cơ thể và bù đắp lượng đường bị mất đi trong lúc bị bệnh. Súc miệng nước muối ít nhất mỗi giờ 1 lần để làm sạch họng và giảm các cơn đau họng vì nước muối có khả năng diệt vi khuẩn virut đường mũi họng rất tốt. Nếu chân tay đau nhức hãy ngâm chân vào nước nóng. Nước nóng cũng làm giảm chứng nhức đầu hay nghẹt mũi Khi bị cúm, bệnh nhân cũng sẽ được kê thuốc điều trị các triệu chứng như nhức đầu, ho, giảm sốt. Có thể uống kháng sinh đề phòng bội nhiễm Việc dùng thuốc như thế nào cần phải tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ.Bệnh cúm

Bệnh khớp

Do thời tiết lạnh, ẩm nên các bệnh xương khớp có dịp hoành hành viêm khớp dạng thấp, thấp tim và gút là 3 bệnh dễ lên những đợt cấp tính nhất trong mùa đông.

Viêm khớp dạng thấp là bệnh khớp mạn tính kéo dài trong nhiều năm và có thể gây những di chứng nặng nề như: dính, biến dạng khớp. Triệu chứng của bệnh là viêm nhiều khớp (khớp cổ tay bàn tay đốt tay, khớp chân...) và diễn biến kéo dài. Người bệnh cũng có thể bị cứng khớp vào buổi sáng, gây khó cử động các khớp và kéo dài hằng giờ. Nếu thấy có các triệu chứng kể trên bạn cần đi khám và điều trị ngay. Nếu để kéo dài, sẽ xuất hiện tổn thương ở sụn khớp và đầu xương, người bệnh có nguy cơ bị biến dạng khớp, dính khớp, cứng khớp và mất khả năng vận động của khớp.

Thấp tim (thấp khớp cấp biến chứng vào tim): Là bệnh hay gặp ở trẻ em trên 5 tuổi và người trẻ tuổi. Khởi đầu của bệnh này là viêm đường hô hấp cấp trên do liên cầu khuẩn. Khi vào cơ thể, liên cầu khuẩn này kích thích sản xuất ra các kháng thể gây ảnh hưởng đến tim khớp, thần kinh và gây nên bệnh thấp tim Khi bị thấp tim bệnh nhân bị sốt, đau họng, ho, tiếp đến là sưng, nóng các khớp, đặc biệt là sưng khớp gối, khớp khuỷu và chạy từ khớp này sang khớp khác. Bệnh thấp tim có thể phòng được bằng phương pháp tiêm kháng sinh dự phòng đến năm 21 hoặc 25 tuổi (theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa).

Bệnh gút

Gút là bệnh chủ yếu ở nam giới trên 30 tuổi, sống tại thành thị. Tuy bệnh gút là do ăn uống thừa chất, nhưng tiết trời lạnh, ẩm sẽ làm các khớp đau nhức hơn.

Đối với các bệnh viêm khớp khi trời lạnh, điều cần làm đầu tiên chính là giữ ấm cơ thể, đặc biệt là chân tay. Hạn chế ra ngoài khi trời quá lạnh mưa phùn. Những người bị bệnh gút cần phải kiêng hoàn toàn rượu và hạn chế các món ăn giàu đạm, giàu chất béo.

Bệnh ngoài da

Trời lạnh cũng là điều kiện thuận lợi cho các bệnh ngoài da, đặc biệt là các bệnh như mề đay, chàm nứt gót chân phát triển.

Mề đay thường phát triển nhiều hơn khi từ môi trường có gió lạnh vào trong phòng ấm áp hơn. Một số người còn kèm theo triệu chứng nhức đầu hạ huyết áp tím tái, phù thanh quản Để tránh tình trạng trên, những người có cơ địa dị ứng và hay nổi mề đay nên tránh ra ngoài lúc trời lạnh và phải mặc quần áo ấm. Nên uống các thuốc kháng histamin khi mới chớm có dấu hiệu mề đay để giảm và cắt cơn ngứa, vì khi mề đay đã nổi thì các thuốc kháng histamin không có tác dụng.

Chàm khô, hay còn gọi là bệnh ngứa do lạnh, là hậu quả của trời lạnh và độ ẩm ở trong phòng gia tăng khiến da bị giảm tiết mồ hôi và chất bã. Chất sừng của da bị mất nước khiến da trở nên khô hơn, đóng ít vảy. Da bị nứt kèm theo triệu chứng ngứa từ lâm râm đến dữ dội, làm cho da bị trầy xước, thậm chí còn gây ra những chấm xuất huyết dưới da Những người bị chàm khô nên uống nhiều nước, tránh tắm nước nóng già, dùng loại sữa tắm có chất làm ẩm da và không có chất làm thơm. Bôi kem làm ẩm da ngay sau khi tắm và nếu nặng thì dùng thuốc chống dị ứng hằng ngày theo chỉ định của bác sĩ.

Nứt da chân hoặc da tay (tuy ít gặp) sẽ nặng hơn nếu trời lạnh và khô hanh, thậm chí còn làm chảy máu Để ngăn ngừa bệnh này, nên giữ ẩm cho chân bằng cách đi tất và giày. Hàng ngày nên ngâm chân hoặc tay với nước ấm pha ít muối. Bôi kem làm giảm nứt da chân uống thuốc chống dị ứng nếu bị ngứa. Trường hợp ngứa nhiều quá, cần đến ngay bác sĩ chuyên khoa da liễu.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật