Hé lộ những thức ăn bổ não cho các sĩ tử nhưng lại mang “tên xấu”

Các sĩ tử trước khi đi thi đều muốn mọi sự may mắn nên kiêng nhiều thứ... Về thức ăn. họ ngại một số có tên mang ấn tượng xấu như: trứng (không điểm), chuối (trượt), táo (không thông suốt), bí đỏ (không nghĩ ra)... 

Nhưng những thức ăn này lại chính là những thực phẩm sẽ cần phải cung cấp cho sĩ tử những thành phần dinh dưỡng quý giá để tăng cường sức khỏe toàn thân và đặc biệt cho não để làm việc tốt trong điều kiện lao động trí óc căng thẳng, giúp suy nghĩ tốt, nhớ tốt, ôn tập có hiệu quả và thi cử sẽ được mãn nguyện.

Nếu các bạn e ngại rủi ro thì sẽ tránh dùng chúng trong thời gian đi thi mà dùng trước vài ngày hay 1 tuần vẫn rất tốt cho thi cử. Và tốt hơn nữa là dùng ngay từ đầu năm học để khỏe và học tốt ngay từ đầu năm tránh được tình trạng “nước đến chân mới nhảy” gây stress bất lợi cho thi cử và trong bối cảnh gấp rút đó hiệu quả bồi dưỡng cũng sẽ bị hạn chế!

Quả chuối:

Các nhà khoa học châu Âu nghiên cứu về sinh hóa thần kinh thấy hoạt động tinh thần của con người chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi các chất trong não, trong đó có chất serotonin là chất mang tín hiệu hóa học.

Thành phần hydratcarbon sẽ có tác dụng bổ não cho ta trạng thái khoan khoái, lạc quan, tin tưởng.

Có nước dùng chuối nấu với sữa cho công nhân, đặc biệt công nhân nữ: uống vào giờ giải lao để tăng sức đề kháng giảm bệnh tật, còn nhân viên văn phòng thì đầu óc minh mẫn hơn. Các cụ già ăn chuối cải thiện được chứng rối loạn trí nhớ ít bị trầm uất. Chuối trứng quốc chấm cốm vòng cũng là món ăn dân tộc làm cho thành phần bổ não tăng gấp đôi.

Để mắt sáng và tinh nhanh: chuối chín tới 3 - 5 quả. Đậu đen hoặc đậu xanh, đỏ 200g. Đường vừa ngọt nấu chè. Trước khi nhắc nồi chè xuống, cho vào 1 - 2 lòng đỏ trứng gà tươi càng tốt.

Váng đầu, chóng mặt: chuối (bóc vỏ) 200g trà xanh 0,5g mật ong 25, muối 0,2g, nước 300ml, sắc nước uống. Ăn chuối sẽ thi đậu cao không trượt.

Quả “táo trí tuệ”:

Từ lâu người ta đã biết táo rất có lợi ích cho sức khoẻ nói chung và não nói riêng… Mới đây, các nhà khoa học của Đại học tổng hợp Massachusette (Mỹ) cho biết táo có thể bảo vệ não tránh stress chống oxy hóa với các rối loạn lão hóa và các bệnh mạn tính (có mỡ và đường trong máu cao có thể gây giảm trí nhớ). Táo cũng được gọi là “quả trí tuệ”.

Thực nghiệm trên chuột trưởng thành và chuột già tuổi được nuôi bằng chế độ ăn bình thường và chế độ ăn bổ sung nước táo, kết quả cho thấy nhóm có dùng nước táo có test trí nhớ tốt hơn. Theo các nhà khoa học, táo rất có ích cho người nếu hàng ngày ăn 2 - 4 quả táo hoặc 2 - 3 tách nước táo (Journal of Alzheimers Disease 1/2006).

Tiến sĩ Tom Shea, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu sinh học thần kinh tế bào và thoái hóa thần kinh thuộc ĐH Massahusette, Lowell nói: táo chứa đủ lượng acetycholine (chất dẫn truyền thần kinh) cần cho trí nhớ… “chất chống oxy hóa trong táo giữ gìn trí nhớ”. Ngày ăn 2 quả táo tránh được các rối loạn thần kinh…

Chất bổ và mùi thơm nằm chủ yếu ở phần vỏ, vậy nên phải ăn táo cả vỏ (sau khi rửa sạch). Ăn táo không gây táo kết mà đầu óc lại tỉnh táo.

Quả óc chó (hồ đào):

Vào dịp Tết Nguyên đán đầu xuân mới, ở Trung Quốc có tập quán chia quà hồ Đào cho trẻ em Họ nghĩ rằng quả hồ đào có hình bộ não sẽ đem đến cho các em sự thông minh, tài giỏi. Họ đã nghiệm thấy điều đó rõ nhất, khi cho các cháu ăn hồ đào vào tuổi phát dục.

Ngoài ra, hồ đào còn làm cho con người ta ở mọi lứa tuổi đều khoẻ mạnh, da hồng hào tươi nhuận, trẻ trung. Lý Thời Trân trong Bản thảo cương mục viết: hồ đào bổ thận thông não, có ích cho trí tuệ Tính năng của hồ đào: vị ngọt, tính ôn, không độc, bổ can thận, mạnh lưng gối, tư dưỡng cường tráng, bổ khí, nuôi huyết nhuận táo hóa đờm ôn phế, lợi tam tiêu, ích mệnh môn. Chữa hư hàn hen suyễn tăng sức chống rét.

Kỵ dùng hồ đào trường hợp có nhiều đàm, bốc hỏa mệnh môn.

Dùng hồ đào dài ngày phải tăng liều. Ngày đầu 1 quả, sau đó cứ 5 ngày thêm 1 quả nhưng tối đa là 20 quả rồi bắt đầu lại. Ăn như vậy sẽ ăn ngon, ngủ tốt, đầu óc tỉnh táo minh mẫn, da tươi nhuận tóc đen mượt, huyết mạch lưu thông tình dục sung mãn.

Bí đỏ:

Ta đều quen gọi tên bí đỏ chung cho cả 3 loại: bí đỏ, bí ngô (bí vàng), bí rợ (bù rợ). Tên Hán chung là Phiên qua, Nam qua, Phạn qua (bí cơm, ăn thay cơm)… Thực vật học phân biệt 3 loại này với tên khác nhau. Điều này quan trọng khi liên hệ sang đông y với khác biệt về tính năng công dụng.

Bí đỏ: tên khoa học Cucurbita maxima. Lá to khía cạnh (hay không) ít nhánh hơn. Cuống quả không có cạnh. Quả gần tròn. Bí đỏ chia ra 2 loại: bí nếp, bí tẻ tùy độ dẻo của thịt quả. Về tính năng công dụng nói chung chúng có tính thanh nhiệt, nhuận tràng, lợi tiểu, tiêu viêm sát trùng giảm đau giải độc. Đắc dụng trong các trường hợp có nội nhiệt gây nóng khát bực bội vào mùa hè táo bónngười già trẻ em bí tiểu gây nóng rát trẻ em sốt cao co giật… Sau nhiều nghiên cứu mới của Nhật và Trung Quốc thì bí đỏ đã “lên ngôi” với những công dụng quý giá phòng chữa các bệnh của thời đại công nghiệp: căng thẳng thần kinh (stress), váng đầu đau đầu phòng bệnh tim mạch ung thư giảm béo. Nhật và Trung Quốc có các cửa hàng chuyên doanh bí đỏ.

Thành phần hóa học acid amin có arginin, gllutamin, alanine, glycin, khoáng có cobalt, sắt, kẽm canxi photpho kali; vitamin có A, B, C, E, acid folic pectin rất nhiều. Acid glutamic tự nhiên 1% giúp giải chất cặn bã của quá trình hoạt động của não bộ. Nhật và một số nước đã sản xuất các loại viên bí đỏ và bí đỏ đóng hộp.

Một số cách dùng bí đỏ:

- Bổ não, tăng trí nhớ tăng phấn chấn, chữa suy nhược thần kinh hay quên khó ngủ nhức đầu các bệnh về não như viêm não viêm màng não… Nấu quả, hoa, ngọn non, lá bằng nhiều cách như vẫn làm thường ngày trong dân gian và các sách dạy nấu ăn. Cơm, chè, cháo (với lạc, khoai từ), xào, luộc… Còn có cách cầu kỳ như một quả bí khoét ruột, đổ vào 1/2 lon đậu xanh hoặc đậu đỏ (hoặc đậu đen xanh lòng) nấu bở để ăn. Vào mùa hè oi bức nên ăn thường xuyên hơn.

Còn dùng chữa bệnh về mắt (quáng gà, mỏi mắt): quả bí đỏ hầm đậu xanh hoa bí đỏ xào với gan lợn hấp gan gà, hạt bí đỏ giã hoặc nghiền chữa thiếu máu bí đỏ với lạc (cả vỏ lụa) đậu đỏ loại nhỏ (xích tiểu đậu) hầm với sườn… Tiêu hóa kém: bí đỏ nấu cháo đậu xanh, lạc. Táo bón: Bí đỏ nấu chè, nấu cháo. Ăn bí mà không bí, lại thông minh.

Quả trứng:

Trứng gà là loại protein hoàn hảo, chủ yếu có 8 loại acid amin cần thiết cho cơ thể. Chất protein trong trứng gà gần giống protein của người nên dễ được hấp thu và với tỉ lệ hấp thu đến 99,7% cao hơn nhiều so với sữa bò (58%), thịt lợn (75%) thịt bò (69%). Chất béo của trứng gà tập trung ở lòng đỏ cũng dễ được hấp thu. Chất béo này chứa lượng lớn lecitin, triglycerid cholesterol có giá trị dinh dưỡng cao. Chất lecitin 10 - 11% góp phần tạo ra axetycholin làm cho quá trình chuyển tải thông tin thông suốt làm cho trí nhớ tốt hơn cho mọi lứa tuổi.

Để bồi dưỡng cho não cần thiết phải có thực phẩm nguồn động thực vật như: trứng cá, thịt, thủy hải sản với giá trị dinh dưỡng vô cùng to lớn đã được nhắc tới luôn trong y văn kim cổ, đông tây. Chúng ta không thể chỉ dùng nguồn thực phẩm thực vật. Ăn trứng sẽ có điểm 10.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật