Những tác dụng bất ngờ của cam thảo đối với sức khoẻ
Cây cam thảo có tên khoa học là Glycyrhiza glabra là cây họ đậu có nguồn gốc từ phía Nam của Châu Âu và một vài quốc gia ở Châu Á. Cây này được trồng chủ yếu để lấy rễ và rễ cây dùng để tạo ra chiết xuất cam thảo. Chiết xuất này sau đó được sử dụng để làm hương liệu cho kẹo, và một vài loại thực phẩm đồ uống khác.
Những lợi ích cho sức khoẻ của cam thảo
1. Làm giảm các triệu chứng cảm lạnh và các bệnh về đường hô hấp
Cam thảo là một phương thuốc thảo dược đối với một số bệnh thông thường như: cảm lạnh viêm họng và viêm phế quản cam thảo là một loại thuốc long đờm nó giúp long đờm và làm loãng dịch nhầy trong đường hô hấp và do đó dễ dàng tống xuất chúng ra ngoài. Nó cũng có những hiệu quả tương tự trong điều trị các bệnh dị ứng hen phế quản và viêm mũi dị ứng Chiết xuất cam thảo cũng có thể được sử dụng để hạ sốt và làm giảm đau đầu
2. Làm lành các vết loét dạ dày
Cam thảo có thể giúp đẩy nhanh quá trình làm lành các vết loét dạ dày Nó được sử dụng như một thảo dược cho các vết loét dạ dày tá tràng lâu năm. Tuy nhiên, các nghiên cứu liên quan đến vấn đề này có nhiều kết quả khác nhau. Một số nghiên cứu cho rằng, cam thảo deglycyrthizinate kết hợp với chất kháng acid giúp chữa lành các vết loét dạ dày mặc dù khó có thể đánh giá một cách cụ thể là khi sử dụng riêng biệt, cam thảo deglycyrhizinate đóng góp nhiều tác dụng.
Các chuyên gia sức khỏe tin rằng cam thảo có thể bảo vệ niêm mạc dạ dày bằng cách thúc đẩy quá trình hoạt động của các tế bào tăng tiết dịch nhầy dạ dày Nó có thể giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi axit dạ dày và từ đó đẩy nhanh quá trình làm lành các vết loét. Các chất flavonoid được tìm thấy trong chiết xuất cam thảo có thể giúp ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn Hellicobacter pylori - một loại vi khuẩn gây loét dạ dày ở đa số các bệnh nhân.
3. Ngăn ngừa nhiễm virus
Cam thảo giúp tăng cường hệ thống miễn dịch bằng cách kích hoạt các interferon trong cơ thể - Interferon là loại protein do tế bào cơ thể sinh ra khi bị virus tấn công nhằm ngăn không cho virus phát triển. Vì vậy, cam thảo có thể tăng cường hệ thống miễn dịch và tăng khả năng phòng ngừa các bệnh do virut đặc biệt là herpes môi và herpes sinh dục do virus herpes simplex gây ra. Ở châu Âu, cam thảo được sử dụng rộng rãi để điều trị viêm gan siêu vi chủ yếu là viêm gan B và C.
4. Làm giảm các triệu chứng thời kỳ mãn kinh
Cam thảo chứa flavonoid và estrogen hoặc kích thích tố nữ. Các kích thích tố nữ được tìm thấy trong cam thảo có tác dụng làm giảm các triệu chứng khó chịu liên quan tới thời kỳ mãn kinh và tiền mãn kinh. Cam thảo cũng có thể làm giảm đau trước kỳ kinh nguyệt
5. Bảo vệ tim
Cam thảo có khả năng giúp kiểm soát nồng độ cholesterol bằng việc tăng lưu lượng mật trong cơ thể. Acid mật được coi là nhân tố để loại bỏ cholesterol dư thừa ra khỏi cơ thể. Hơn nữa, cam thảo có thể ngăn chặn quá trình oxy hoá của cholesterol gây hại LDL- một nhân tố chính gây ra các bệnh tim mạch.
6. Cải thiện chức năng của tuyến thượng thận
Hợp chất acid glycyrhizic có trong rễ cây cam thảo có tác dụng tăng cường chức năng của tuyến thượng thận Acid glycyrhizic làm chậm quá trình phân huỷ các hóc môn cortisol và do đó đảm bảo sự ổn định trong thời gian dài – Cortisol có đặc tính kháng viêm, sự thiếu hụt cortisol có thể dẫn tới trầm cảm mệt mỏi mãn tính và lo lắng. Như vậy rễ cam thảo rất có lợi cho các bệnh nhân mắc chứng trầm cảm và căng thẳng thần kinh.
7. Làm mềm và dịu da
Cam thảo có tác dụng làm mềm và dịu da vì thế nó được sử dụng để điều trị một số bệnh về da. Loại thảo dược này cũng được biết đến là có đặc tính kháng viêm nên nó được dùng trong các trường hợp viêm da sau đây: chàm hoặc viêm da dị ứng viêm da thông thường, bệnh vảy nến, ngứa và khô da.
Tác dụng phụ của cam thảo
Sử dụng cam thảo quá liều đặc biệt là loại chứa glycyrthizin có thể gây ra một số các tác dụng phụ trong đó có những tác dụng ẩn chứa những nguy cơ có hại cho sức khoẻ Các tác dụng phụ của cam thảo là:
- Cao huyết áp
- Phù hoặc giữ nước
- Tiêu chảy và một số vấn đề tiêu hoá khác
- Hạ kali máu (lượng kali trong máu thấp)
Sử dụng quá nhiều cam thảo cũng có thể gây hại cho gan và hệ thống tim mạch. Rễ cam thảo hay chiết xuất cam thảo không được chỉ định cho một số bệnh nhân bị mắc các bệnh như tiểu đường phù, cao huyết áp tim mạch tăng nhãn áp và các bệnh về gan thận... Phụ nữ mang thai cũng nên tránh sử dụng loại chiết xuất thảo dược này.
Cam thảo cũng có thể tương tác với một số thuốc khác và gây ra một số tác dụng không mong muốn. Các loại thuốc không nên kết hợp với cam thảo là:
- Corticosteroid (Loại hormone steroid do vỏ thượng thận tổng hợp.)
- Thuốc cao huyết áp
- Một số thuốc chống trầm cảm
- Thuốc tránh thai bằng đường uống
- Warfarin (Loạt thuốc kháng đông chủ yếu tổng trị huyết khối u mạch vành hay tĩnh mạch để giảm cơ nghẽn mạch)
- Thuốc lợi tiểu
- Đông y chữa bệnh viêm mũi (Chủ nhật, 08:30:06 20/12/2020)
- Hành tây ngâm mật ong - bài thuốc trị ho đơn giản mà hiệu... (Thứ sáu, 08:34:07 18/12/2020)
- Chân gà - thuốc quý chữa nhiều bệnh (Chủ nhật, 13:26:06 01/11/2020)
- Thuốc từ cây râm bụt (Thứ Ba, 11:36:03 22/09/2020)
- Ăn những thứ này giấc ngủ sâu lại tốt cho sức khỏe hơn... (Thứ năm, 11:10:02 23/07/2020)
- Loại cây ví như 'thần dược' có nó cả nhà không lo... (Thứ Hai, 11:34:03 20/07/2020)
- 3 'viên thuốc' bổ thận có sẵn trong vườn: Đông Tây y... (Chủ nhật, 08:04:07 19/07/2020)
- Chuyên gia Đông y mách mẹ trị ho có đờm cho trẻ bằng nước... (Thứ sáu, 10:26:06 17/07/2020)
- Loại quả có thể chữa bách bệnh, ở Việt Nam rất nhiều nhưng... (Thứ Hai, 10:19:02 13/07/2020)
- Công dụng chữa bệnh của quả vải không phải ai cũng biết (Chủ nhật, 04:57:01 12/07/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:01 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:01 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:08 12/02/2023