Mekopora - Thông tin cơ bản và hướng dẫn sử dụng thuốc

Thuốc Mekopora là thuốc được chỉ định điều trị triệu chứng các biểu hiện dị ứng khác nhau: viêm mũi (theo mùa hay quanh năm), viêm kết mạc, mề đay. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin về thuốc cho bạn đọc.

Thông tin và hướng dẫn sử dụng thuốc Mekopora

1. Chỉ định

Điều trị triệu chứng các biểu hiện dị ứng khác nhau: viêm mũi (theo mùa hay quanh năm) viêm kết mạc mề đay.

Thuốc Mekopora điều trị triệu chứng các biểu hiện dị ứng khác nhau

Thuốc Mekopora điều trị triệu chứng các biểu hiện dị ứng khác nhau

2. Đóng gói

Hộp 2 vỉ x 15 Viên nén.

3. Công thức

Dexchlorpheniramine maleate 2mg

+ Tá dược vừa đủ.................................................................... 1 viên.

(Tinh bột ngô lactose Povidone, Magnesium stearate, Ethanol 96%, Colloidal silicon dioxide)

4. Dược lực học

+ Dexchlorpheniramine maleate là đồng phân hữu truyền của Chlorpheniramine. Tác dụng kháng histamin của Dexchlorpheniramine gấp hai lần so với Chlorpheniramine.

5. Dược động học

+ Dexchlorpheniramine có sinh khả dụng vào khoảng 25 - 50% do bị chuyển hóa đáng kể qua gan lần đầu thuốc đạt nồng độ tối đa trong máu sau 2 - 6 giờ. Tỷ lệ gắn kết protein huyết tương là 72%.

+ Thuốc được chuyển hóa chủ yếu ở gan và tạo ra các chất chuyển hóa desmethyl - và didesmethylchlorphenamine. Dexchlorpheniramine chủ yếu đào thải qua thận và tùy thuộc vào pH nước tiểu 34% Dexchlorpheniramine được bài tiết dưới dạng không đổi và 22% dưới dạng chất chuyển hóa gốc methyl.

6. Chống chỉ định

+ Mẫn cảm với Dexchlorpheniramine maleate và các thuốc kháng histamin có cùng cấu trúc.

trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi và trẻ sinh non

+ Có nguy cơ bị bí tiểu liên quan đến rối loạn niệu đạo tuyến tiền liệt

+ Có nguy cơ bị glaucom góc hẹp.

7. Tác dụng phụ

Tác dụng phụ thường gặp nhất của Dexchlorpheniramine là ngủ gà ngủ gật. Các tác dụng phụ thường gặp khác của Dexchlorpheniramine gồm: nổi mề đay, ban đỏ khô miệng mũi và họng, rối loạn điều tiết giãn đồng tử tim đập nhanh nguy cơ bí tiểu chóng mặt hạ huyết áp tư thế, ảo giác...

Thông báo cho bác sỹ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

8. Thận trọng

+ Bệnh nhân lớn tuổi (≥ 60 tuổi) vì rất dễ bị hạ huyết áp tư thế, chóng mặt buồn ngủ; táo bón kinh niên (do có nguy cơ bị tắc ruột liệt) ; sưng tuyến tiền liệt.

+ Bệnh nhân suy gan và/hay suy thận nặng, do có nguy cơ tích tụ thuốc.

+ Tuyệt đối tránh uống rượu hay các thuốc có chứa rượu trong thời gian điều trị.

+ Cần thông báo cho người phải lái xe hay vận hành máy móc về khả năng bị buồn ngủ khi dùng thuốc nhất là trong thời gian đầu. Hiện tượng này càng rõ hơn nếu dùng chung với các thức uống hay các thuốc khác có chứa rượu. Nên bắt đầu điều trị vào buổi tối.

9. Thời kỳ mang thai - cho con bú

+ Thận trọng khi sử dụng thuốc đối với phụ nữ mang thai

phụ nữ cho con bú: không được dùng thuốc nếu dùng thuốc nên ngừng cho con bú.

10. Tương tác

+ Dexchlorpheniramine maleate có thể gây chứng hạ huyết áp trầm trọng khi dùng kết hợp với thuốc ức chế Monoamine oxidase.

rượu và các thuốc ức chế thần kinh trung ương (như thuốc giảm đau và chống ho họ morphine thuốc chống trầm cảm có tác dụng an thần, thuốc ngủ nhóm benzodiazepine, nhóm barbiturate, clonidine và các thuốc cùng họ, thuốc ngủ, methadone, thuốc an thần kinh, thuốc giải lo): sẽ làm tăng tác dụng an thần của Dexchlorpheniramine.

atropine và các thuốc có tác động giống Atropine (thuốc chống trầm cảm nhóm imipramine, thuốc chống liệt rung có tác động kháng cholinergic, thuốc chống co thắt có tác động giống atropine, disopyramide thuốc an thần kinh nhóm phenothiazine): tăng các tác dụng ngoại ý của nhóm atropine như gây bí tiểu táo bón khô miệng

Thận trọng khi dùng thuốc cho người bệnh suy thận nặng

Thận trọng khi dùng thuốc cho người bệnh suy thận nặng

11. Quá liều

Triệu chứng quá liều của Dexchlorpheniramine: co giật (nhất là ở trẻ em), rối loạn nhận thức hôn mê

Nếu trường hợp quá liều xảy ra, đề nghị đến ngay cơ sở y tế gần nhất để nhân viên y tế có phương pháp xử lý.

12. Cách dùng

+ Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 1 viên mỗi 4 - 6 giờ.

+ Trẻ em từ 6 đến 12 tuổi: 1/2 viên mỗi 4 - 6 giờ.

+ Hoặc theo chỉ dẫn của thầy thuốc.

13. Hạn dùng và bảo quản

+ Hạn dùng: 3 năm kể từ ngày sản xuất.

+ Bảo quản: Nơi khô, nhiệt độ không quá 30 độ C. Tránh ánh sáng.

+ Tiêu chuẩn: TCCS.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật