Biến chứng dễ gây tử vong của bệnh tiểu đường nên chú ý
Bệnh tiểu đường (hay còn gọi là đái tháo đường) được xếp vào tốp những bệnh nguy hiểm nhất hiện nay. Giống như ung thư hay HIV bệnh tiểu đường cũng phát triển một cách thầm lặng, âm ỉ, khi bệnh có biểu hiện ra bên ngoài thì lúc đó dường như đã quá nặng.
Theo các bác sĩ chuyên khoa nội tiết có tới khoảng một nửa số bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 khi phát hiện bệnh đã có biến chứng. Biến chứng của căn bệnh này thì có rất nhiều và chủ yếu chia thành 2 loại, biến chứng cấp tính và mạn tính.
Biến chứng cấp tính
Xảy ra đột ngột trong thời gian ngắn, có thể hôn mê thậm chí rất dễ tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Nguyên nhân có thể do quá liều thuốc hạ đường huyết hoặc insulin ăn uống kiêng khem quá mức hoặc không ăn nhưng vẫn dùng thuốc uống rượu nhiều tập luyện quá sức... Bệnh nhân sẽ cảm thấy cồn cào, run rẩy, vã mồ hồi choáng váng đánh trống ngực
Hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường có thể gây choáng, ngất.
Nếu hạ đường huyết ở thể nhẹ hay trung bình có thể chỉ cần cho bệnh nhân ăn cháo loãng, súp hay uống một cốc nước đường và nằm nghỉ ngơi, khi tỉnh táo lại thì cần bổ sung dưỡng chất cho cơ thể.
Hạ đường huyết nặng cần đưa bệnh nhân nhanh chóng đi cấp cứu và tiêm tĩnh mạch dung dịch ngọt ưu trương 30%...
Trường hợp tăng đường huyết quá cao có thể đưa bệnh nhân vào tình trạng hôn mê do nhiễm toan ceton hay hội chứng tăng áp lực thẩm thấu. Khi bệnh nhân rơi vào tình trạng này đòi hỏi phải theo dõi sát và điều trị kịp thời.
Biến chứng mãn tính
Bệnh tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa đường mãn tính, hậu quả là làm tăng đường huyết kéo dài. Lượng đường trong máu cao lâu ngày sẽ khiến cho quá trình oxy hóa diễn ra mạnh mẽ từ đó gây tổn thương tới các mạch máu và tế bào
Các chuyên gia của Hội Đái tháo đường Quốc tế (IDF) lưu ý rằng, có thể phát hiện tổn thương mô ở nhiều hệ thống các cơ quan trong cơ thể, nhưng thận mắt thần kinh ngoại biên và mạch máu, là những nơi xảy ra tổn thương nhiều nhất, và đưa đến một số biến chứng gây tử vong ở bệnh nhân tiểu đường.
Cụ thể, biến chứng gây tổn thương ở tim mạch là cực kỳ nguy hiểm và rất thường gặp, phổ biến nhất là gây tắc mạch vành tim cao huyết áp xơ cứng động mạch nhồi máu cơ tim tai biến mạch máu não gây bại liệt hoặc tử vong.
Nhiều thống kê cho thấy khoảng 80% bệnh nhân tiểu đường bị xơ vữa động mạch tỉ lệ này chỉ chiếm 30% ở bệnh nhân không mắc tiểu đường. Hơn 75% bệnh nhân tiểu đường nhập viện vì các biến chứng tim mạch. Tổn thương động mạch vành sẽ gây thiếu máu cơ tim nhồi máu cơ tim suy tim chết đột ngột.
Ths.BS Hồ Khải Hoàn - Phó Trưởng khoa Đái tháo đường - BV Nội tiết TƯ cũng nói rõ: “Biến chứng phổ biến nhất là gây tắc mạch vành, mạch não gây đột quỵ các bệnh tim mạch Do phải dùng thuốc nhiều, cộng với các biến chứng, bệnh nhân có nguy cơ suy thận gan cao”.
Tổn thương thần kinh cũng là biến chứng phổ biến và xuất hiện sớm nhất gồm bệnh thần kinh ngoại biên và thần kinh thực vật. Tổn thương thần kinh ngoại biên thể hiện ở việc bệnh nhân giảm cảm giác, tê bì hoặc kim châm yếu cơ Các dấu hiệu này thường hay xảy ra ở bàn chân mà cụ thể là gây loét bàn chân. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới bệnh nhân phải đoạt chi cao, thậm chí tử vong.
Ở tổn thương thần kinh thực vật sẽ dẫn đến các biểu hiện loạn nhịp tim da khô tiêu chảy táo bón đại tiện không kiểm soát được khô âm đạo ở nữ giới hay rối loạn cương dương ở nam giới...
Tổn thương thận do hàm lượng đường trong máu luôn cao nên gây tổn thương hàng triệu vi mạch tại thận dẫn đến suy giảm các chức năng lọc, bài tiết của thận và suy thận
Một trong những biến chứng dễ nhận thấy ở bệnh nhân tiểu đường là tổn thương mắt donhững mạch máu nhỏ tại võng mạc dễ bị nghẽn, vỡ trong lòng mắt dẫn đến các bệnh lý về võng mạc. Mặt khác, tiểu đường cũng có thể gây đục thủy tinh thể tăng nhãn áp gây mù loà.
Bệnh nhân tiểu đường cũng rất dễ bị nhiễm trùng điển hình như: răng miệng, lợi nhiễm trùng da gây mụn nhọt nấm nhiễm trùng đường tiết niệu sinh dục…
Biến chứng của tiểu đường thực sự rất nguy hiểm nhưng chúng ta hoàn toàn có thể ngăn chặn nếu kiểm soát tốt hàm lượng đường trong máu. Đặc biệt, những người mắc bệnh tiểu đường cần phải kiểm soát các bệnh phối hợp và liên quan như lipit máu tốt huyết áp tốt để phòng tránh biến chứng và nên đi khám định kỳ cũng như tuân thủ chế độ điều trị của bác sĩ.
Ths.BS Hồ Khải Hoàn - Phó Trưởng khoa Đái tháo đường - BV Nội tiết TƯ, bệnh nhân tiểu đường đang có dấu hiệu gia tăng nhanh chóng. Theo thống kê, hiện Việt Nam có khoảng 5 triệu bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường
Mỗi năm, số lượng bệnh nhân mắc mới tăng từ 8-20%. Tỷ lệ này đưa Việt Nam vào các nhóm quốc gia có số lượng bệnh nhân tiểu đường gia tăng nhanh nhất trên thế giới.
- Học người Nhật cách phòng chống đột quỵ trong ngày hè nắng... (Thứ sáu, 09:29:05 14/05/2021)
- Người phụ nữ đột quỵ trong khi ngủ vì quên uống thuốc: Có... (Thứ Ba, 21:09:08 16/02/2021)
- Ung thư gan rất thích 4 kiểu người này, nên điều chỉnh ngay... (Thứ bảy, 12:30:01 14/11/2020)
- Buồn nôn 3 lần liên tục và 3 dấu hiệu hay bị phớt lờ của... (Thứ năm, 16:15:07 05/11/2020)
- Bài tập đứng cho bệnh nhân liệt sau đột quỵ (Thứ Ba, 11:30:04 06/10/2020)
- Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư phổi (Thứ sáu, 14:32:05 02/10/2020)
- 'Thấp khí' có thể khiến chị em suy kiệt về sức khoẻ... (Thứ tư, 17:30:01 23/09/2020)
- Day bấm huyệt phục hồi di chứng tai biến mạch máu não (Thứ Ba, 08:30:04 22/09/2020)
- 5 căn bệnh dễ mắc vào mùa thu (Thứ Hai, 10:30:09 21/09/2020)
- Xuất hiện quầng thâm ở mắt đừng chủ quan, rất có thể bạn... (Thứ sáu, 16:20:04 04/09/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:03 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:02 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:06 12/02/2023