Những quan niệm hết sức sai lầm về rối loạn lipid máu
Rối loạn lipid máu còn gọi là rối loạn chuyển hóa lipid, máu nhiễm mỡ. Bình thường, trong máu có một tỷ lệ mỡ nhất định, được đánh giá bằng chỉ số xét nghiệm cholesterol, triglycerid…
Di truyền và yếu tố gia đình được xác định là có liên quan đến rối loạn lipid máu. Ngoài ra, khoảng dưới 10% các trường hợp rối loạn lipid máu thứ phát do các nguyên nhân như: đái tháo đường hội chứng thận hư, tăng u-rê máu, suy tuyến giáp bệnh gan uống thuốc tránh thai sử dụng một số thuốc tim mạch như thuốc ức chế bêta giao cảm, nhóm thuốc lợi tiểu thiazid.
Tuy nhiên, hiện nay, một trong những nguyên nhân chính gây nên rối loạn lipid máu là chế độ ăn uống sinh hoạt không hợp lý. Ăn nhiều chất béo bão hòa gây tăng cholesterol máu; uống nhiều rượu ăn nhiều thức ăn có chứa chất béo làm tăng lượng triglycerid trong máu là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh.
Bệnh rối loạn lipid máu không gây tử vong ngay lập tức, nhưng lại gây ra những biến chứng khá nguy hiểm như: bệnh tim mạch đột quỵ bệnh gan tiểu đường viêm tụy giảm trí nhớ
Mặc dù vậy, rất nhiều người do thiếu thông tin đầy đủ về bệnh nên có những quan niệm sai lầm về rối loạn lipid máu:
1. Người gầy không bị rối loạn lipid máu
Theo các bác sĩ, chỉ căn cứ vào chỉ số khối cơ thể (BMI) để đánh giá tình trạng sức khỏe là không chính xác. Gầy và mỡ trong máu là hai thông số độc lập với nhau. Mặc dù tỷ lệ rối loạn lipid máu ở người béo phì rất cao nhưng điều này không có nghĩa căn bệnh này ‘miễn nhiễm’ với người gầy.
Người gầy cũng hoàn toàn có thể mắc rối loạn lipid máu nếu có chế độ ăn uống không lành mạnh như: sử dụng rượu bia thuốc lá ăn nhiều nội tạng động vật…
Ngoài ra cholesterol cao là chỉ số đặc trưng của bệnh rối loạn lipid máu cholesterol trong cơ thể được hình thành từ 2 nguồn: 20% từ thực phẩm và 80% do cơ thể tự tổng hợp. Một số người mặc dù không thừa cân thậm chí là gầy, có chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý, nhưng tế bào tiếp nhận lại bị suy yếu, không chịu ‘mở ra’ đưa cholesterol vào các mô và cơ quan thì vẫn bị rối loạn lipid máu.
2. Rối loạn lipid máu là bệnh lành tính
Do bệnh nhân bị rối loạn lipid máu thường có ít triệu chứng rõ ràng, và căn bệnh không gây tử vong ngay lập tức nên có rất nhiều người chủ quan khi mắc bệnh.
Theo thông tin từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO), rối loạn lipid máu là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên các bệnh về tim mạch. Mỗi năm, có khoảng 17,5 triệu người trên toàn thế giới tử vong do căn bệnh này.
3. Chỉ cần áp dụng chế độ ăn uống, luyện tập hợp lý là có thể khỏi bệnh
Chế độ ăn uống giàu chất xơ giảm mỡ nội tạng động vật, đồ chiên rán, hạn chế rượu bia uống nhiều nước… kết hợp với tập thể dục hợp có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát tình trạng lipid máu. Tuy nhiên, không thể chỉ dựa vào chế độ ăn uống để chữa khỏi căn bệnh này.
Rối loạn lipid máu là căn bệnh có quá trình hình thành lâu dài, vì vậy, việc chữa trị cần có liệu trình và thời gian nhất định. Hơn nữa, bản thân rối loạn lipid máu lại có nhiều dạng khác nhau với các mức độ nặng nhẹ khác nhau. Do đó, trước khi chỉ định phương pháp và loại thuốc điều trị, bác sĩ phải cân nhắc hết sức kĩ càng.
Hiện nay, có rất nhiều thuốc điều trị rối loạn lipid máu. Tuy nhiên, có 2 nhóm thuốc phổ biến nhất được áp dụng vào điều trị. Đó là các thuốc nhóm fibrat (như lipanthyl lopid) và các thuốc nhóm statin (như zocor lipitor lescol crestor ).
4. Kiêng tuyệt đối các chất béo, dầu mỡ khi bị rối loạn lipid máu
Chất béo không đồng nghĩa với chất có hại, miễn là hàm lượng chất béo trong cơ thể không vượt quá mức bình thường. Người bị rối loạn lipid máu không nhất thiết phải kiêng tuyệt đối các chất béo hay các chế phẩm từ sữa.
Có thể thay thế mỡ động vật, dầu cọ dầu dừa trong chế độ ăn bằng dầu ô liu, dầu cải, dầu ngô, dầu đậu nành dầu hướng dương bởi các loại dầu này có tác dụng hạ mức cholesterol.
Khi sử dụng các chế phẩm từ sữa nên chọn loại đã tách kem (sữa gầy). Sữa chua hay pho mát cũng nên chọn loại làm từ sữa gầy hoặc sữa có hàm lượng chất béo chỉ 1-2%.
Ngoài ra, người bị rối loạn mỡ máu cũng nên tránh các thức ăn như bánh nướng, đồ chiên rán, mì ăn liền thực phẩm chế biến sẵn. Những loại thức ăn này có axít béo transfat có thể làm tăng cholesterol máu.
Cần lưu ý là tổng tất cả các loại chất béo nói trên đều không được vượt quá 30% lượng calo cho phép.
- Dịch bệnh không chừa một ai, điểm khác giữa mắc Covid-19 và... (Chủ nhật, 20:19:08 16/05/2021)
- 6 cơn đau thường gặp báo hiệu cơ thể đang gặp nguy hiểm, bị... (Thứ bảy, 12:57:06 08/05/2021)
- 7 dấu hiệu ở bàn chân cảnh báo cơ thể đang gặp nguy, cần... (Thứ sáu, 16:40:09 07/05/2021)
- 5 dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư tuyến tụy chớ dại bỏ qua (Thứ Ba, 15:28:06 04/05/2021)
- Cơ thể có 5 dấu hiệu này chứng tỏ bạn đang thiếu vitamin C,... (Thứ bảy, 10:43:07 01/05/2021)
- Chân sưng phù: Đừng xem thường bởi đó là dấu hiệu của 7... (Thứ bảy, 21:06:08 24/04/2021)
- 2 món không ăn buổi sáng, 2 thứ không đụng buổi tối, 3 điều... (Thứ Ba, 08:40:00 20/04/2021)
- Buổi sáng ngủ dậy thấy 4 việc này chứng tỏ bệnh gan bạn... (Chủ nhật, 08:30:09 18/04/2021)
- Tê tay tưởng chuyện thường nhưng cẩn thận, đó là dấu hiệu... (Thứ năm, 13:21:03 15/04/2021)
- Đừng coi thường dấu hiệu cứng ngón tay, rất có thể đó là... (Thứ bảy, 08:32:07 10/04/2021)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:04 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:00 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:08 12/02/2023