Những đối tượng dễ mắc bệnh xương khớp và phương pháp điều trị

Bệnh xương khớp hay còn gọi là bệnh thấp khớp. Thấp khớp để chỉ tất cả những bệnh liên quan đến bộ máy vận động như xương, khớp, cơ, gân và dây chằng, gọi là bệnh thấp khớp. Khớp được hình thành bởi nối hai đầu xương, bao quanh là bao khớp, cấu tạo của một khớp gồm có xương, sụn, màng hoạt dịch khớp, gân, cơ, dây chằng.

Các bệnh thấp khớp chính là khi có tổn thương xương gây loãng xương tổn thương sụn gây thoái hóa khớp tổn thương gân gây viêm gân và tổn thương màng hoạt dịch gây viêm khớp.

Ai là đối tượng mắc các bệnh xương khớp?

Bệnh xương khớp có liên quan đến giới tính Bệnh xương khớp xảy ra ở mọi lứa tuổi và không phân biệt nam hay nữ. Trẻ em thường mắc bệnh viêm khớp mạn tính thiếu niên và một số bệnh hiếm như bệnh xương di truyền, bệnh xương hóa đá bệnh xương thủy tinh

Ở độ tuổi lao động từ 30-50, nam hay mắc bệnh gút bệnh cột sống nữ mắc các bệnh thấp viêm. Sau tuổi mãn kinh thường gặp bệnh loãng xương Ở những người trên 65 tuổi nguy cơ gãy xương rất cao. Sau mãn kinh, sự béo phìlối sống tĩnh tại ảnh hưởng đến thoái hóa khớp gối...

Phân loại bệnh xương khớp

Bệnh thấp khớp phân ra làm 4 nhóm. Bệnh xương (Pathologie osseuse). Bệnh khớp (Pathologie articulaire). Bệnh đốt sống (Pathologie vertebrale). Bệnh ngoài khớp (Pathologie-juxta –articulaire)

Khám cho bệnh nhân xương khớp.

Khám cho bệnh nhân xương khớp.     

Bệnh xương: Bệnh xương, trong đó loãng xương là bệnh thường gặp, loãng xương tiên phát  liên quan giảm hormon estrogen và loãng xương thứ phát. Sự mất cân bằng của bài tiết calcitonine và PTH trong điều hòa calci máu ảnh hưởng đến xương.

trẻ em thiếu vitamin D dẫn đến còi xương và ở người lớn thiếu vitamin D gây tình trạng nhuyễn xương. Ở người trẻ có thể gặp các ung thư xương nguyên phát và người già hay gặp ung thư xương thứ phát. Rối loạn các tuyến nội tiết có thể gặp bệnh xương nội tiết.

Cường cận giáp tiên phát và thứ phát. Suy cận giáp, giả suy cận giáp. Rối loạn chức năng tuyến giáp tuyến yên, tuyến thượng thận và tuyến sinh dục, đều dẫn đến bệnh lý xương. Ngoài ra, khi bị nhiễm trùng hoặc nhiễm nấm gây viêm xương do  straphylococcques, tuberculeuses, syphilis, nấm các bệnh xương do ngộ độc hoại tử xương vô khuẩn, bệnh xương phì đại của Pierre Marie, bệnh xương sau chấn thương, bệnh xương do bệnh lý của tủy xương

Bệnh khớp, bệnh khớp viêm do nhiễm trùng: Bệnh khớp, bệnh khớp viêm do nhiễm trùng (vi khuẩn virus nấm..) và không do nhiễm trùng (viêm khớp dạng thấp viêm khớp dạng thấp thiếu niên, các bệnh thấp tự miễn khác viêm khớp phản ứng viêm khớp vẩy nến…). Bệnh thoái hóa. Bệnh rối loạn chuyển hóa như bệnh gút   giả gút khối u nang bao hoạt dịch...

Các bệnh khớp viêm cần phân biệt với bệnh thấp khớp cấp-Rhumatisme articulaire aigu (hay gọi thấp tim)-Theo phân loại bệnh tật Quốc tế, Mã bệnh I 09, thuộc nhóm bệnh tim mạch. Đây là bệnh viêm cấp tính có tính chất toàn thân, xảy ra sau một hay nhiều đợt viêm họng do liên cầu beta tan huyết nhóm A, sau đó gây viêm timviêm khớp Ngày nay, nhờ phòng tốt thấp tim cấp I, bệnh thấp tim trở nên ít gặp.

Bệnh khớp liên quan bệnh tự miễn như lupus, xơ cứng bì viêm đa cơ viêm mạch bệnh khớp do lắng đọng các tinh thể như bệnh gút vôi hóa sụn khớp viêm khớp tinh thể hydroxyapatite.

Bệnh ngoài khớp (Pathologie -juxta –articulaire): Đây là các bệnh liên quan gân, cơ dây chằng quanh khớp như viêm quanh khớp vai viêm lồi cầu ngoài cánh tay, tổn thương gân, cơ, dây chằng, ngón tay lò xo...

Bệnh đốt sống (Pathologie vertebrale): Các bệnh này gồm: dị dạng đốt sống, rối loạn cấu trúc cột sống, viêm cột sống, viêm cột sống dính khớp, bệnh lý đĩa đệm, bệnh lý đốt sống.

Các yếu tố nào ảnh hưởng đến bệnh xương khớp?

Chúng ta đề cập trên nhiều bình diện có cả yếu tố khách quan và chủ quan.

Gen: Người ta thấy gen đóng một vai trò quan trọng trong các bệnh xương khớp. Ở những bệnh nhân viêm cột sống dính khớp liên quan đến kháng nguyên HLA-B27 đến 90% trường hợp. Bệnh viêm khớp dạng thấp liên quan đến kháng nguyên HLA-DR4. Ngày nay các nhà khoa học cũng cho thấy bệnh gút có liên quan đến yếu tố gen. Tuy nhiên môi trường tác động đến bệnh rất lớn như thuốc lá sử dụng rượu béo phì thực phẩm hoạt động thể lực chấn thương.

Thuốc lá là một trong số yếu tố gây nguy cơ gãy xương ở bệnh nhân loãng xương. Rượu mạnh là một trong số thực phẩm làm tăng acid uric máu. Rượu cũng là nguyên nhân gây hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi, một bệnh hay gặp ở nam giới.

Môi trường sống, thói quen sinh hoạt: Nước ta khí hậu nóng và độ ẩm cao, các bệnh thấp khớp rất thường gặp.  Mặc dù, trong nhiều năm chưa có nghiên cứu dịch tễ về các bệnh gút. Ngày nay chế độ ăn uống không hợp lý, đặc biệt nam giới trong độ tuổi lao động tiêu thụ một lượng bia quá lớn, một trong số nguyên nhân làm tăng acid uric máu do sử dụng nhiều bia rượu, làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sống và ảnh hưởng đến kinh tế của gia đình và xã hội. Bên cạnh đó sự tiêu thụ thức ăn giàu đạm. Môi trường, tác động không nhỏ đến các bệnh thấp viêm mạn tính làm khởi phát bệnh sớm.

Điều trị bệnh xương khớp thế nào?

Điều trị bệnh theo triệu chứng, điều trị bệnh theo nguyên nhân, điều trị cơ bản (traitement de fond) hay điều trị nền. Điều trị hiệu quả phụ thuộc nhiều yếu tố quyết định đến sự thành công, chẩn đoán bệnh, chẩn đoán bệnh sớm và sự tuân thủ điều trị của người bệnh, điều kiện kinh tế của người bệnh.

Ví dụ, bệnh nhân mắc các bệnh viêm khớp dạng thấp hoặc viêm cột sống dính khớp trong một số trường hợp kháng điều trị thường quy, điều trị sinh học được lựa chọn tuy nhiên cũng gặp những trở ngại vì kinh tế của người bệnh không cho phép, hoặc người bệnh mắc viêm gan hoặc bệnh lao phổi.

Ngày nay, điều trị bệnh xương khớp có nhiều sự vượt bậc nhờ sự phát triển của khoa học thế giới, sự phát triển kinh tế của xã hội và sự phòng mắc các bệnh xương khớp. Các thiết bị kỹ thuật chẩn đoán, điều trị, con người được đào tạo liên tục, luôn luôn cập nhật các hướng dẫn của quốc tế trong chẩn đoán và điều trị bệnh xương khớp.

Phòng bệnh xương khớp

Nhiều yếu tố môi trường tác động lên bệnh  xương khớp làm cho khởi phát bệnh sớm. Để phòng bệnh xương khớp, tránh ở nơi ẩm thấp, thiếu ánh nắng mặt trời sống trong môi trường có nhiều khói thuốc lá. Không nên lạm dụng rượu, phòng các bệnh do rối loạn chuyển hóa acid uric máu nên có chế độ ăn hợp lý.

Tránh béo phì để phòng bệnh thoái hóa khớp gối sau tuổi mãn kinh. Luyện tập hàng ngày và bổ sung đủ vitamin D dự phòng loãng xương, nhuyễn xương. Trẻ em trong độ tuổi học đường, tránh ngồi học sai tư thế dẫn đến vẹo cột sống.

Ở những người đã mắc các bệnh thấp viêm mạn tính, nên tuân thủ điều trị với sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa khớp, phòng các biến dạng khớp, đặc biệt khi sưng đau khớp gối để tư thế gấp khớp gối, tư thế chống đau kéo dài dẫn đến dính khớp, tàn phế và bệnh nhân không thể đứng thẳng để đi. Phòng các bệnh viêm ruột viêm đường tiết niệu là biện pháp phòng tránh các bệnh thấp viêm. 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật